Những yếu tố công việc khiến mẹ bầu sinh non
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỉ lệ trẻ đẻ non/nhẹ cân chiếm gần 20% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh và chiếm tới 25% trong số các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
Trên thế giới, ước tính cứ 10 trẻ sinh ra thì có hơn 1 trẻ sinh non, tức là mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ sinh non. Tuy nhiên, trong số này có tới hơn 1 triệu trẻ tử vong, nhiều trẻ sống được nhưng gặp phải những vấn đề về phát triển trí tuệ, thị giác và thể chất.
Nhiều trẻ sinh non sống được nhưng gặp phải những vấn đề về phát triển trí tuệ, thị giác và thể chất nên cần được chăm sóc và chữa trị kịp thời.
Trẻ sinh non và các vấn đề của trẻ sinh non tháng
Trẻ sinh non là khi trẻ chào đời trước 37 tuần mang thai của người mẹ. Trẻ sinh non thường có cân nặng dưới 2.500g, nếu trẻ sinh càng non thì cân nặng càng thấp. Một số trẻ sinh đủ tháng nhưng bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ cũng có thể có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g.
Với sự tiến bộ của y học, càng ngày càng có nhiều trẻ rất nhẹ cân (dưới 1.500g) và cực nhẹ cân (dưới 1.000g) được cứu sống. Tuy nhiên, theo Ths BS Nguyễn Xuân Vũ, giảng viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đưa ra tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai về Nghiên cứu sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục đã diễn ra tại Hà Nội mới đây, mặc dù trẻ được cứu sống nhưng lại gặp phải những vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau đó của trẻ như thiếu máu, trào ngược dạ dày thực quản, suy hô hấp, bệnh màng trong, xuất huyết trong não thất, viêm ruột hoại tử, chỉ số IQ thấp, chậm phát triển về cân nặng và chiều cao, thoát vị bẹn, thoát vị rốn, hẹp da qui đầu và tinh hoàn ẩn...
Một số yếu tố công việc khiến mẹ bầu sinh non
Cũng tại Hội nghị nói trên, Ths Bs Nguyễn Xuân Vũ đã giới thiệu một nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp và điều kiện làm việc ở phụ nữ mang thai đến sinh non do anh và đồng nghiệp của mình là PGS TS BS Võ Minh Tuấn tiến hành. Nguyên cứu này đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sinh non ở phụ nữ mang thai như sau:
Thời gian đứng một chỗ làm việc trên 6 giờ/ngày làm tăng nguy cơ sinh non gấp 2,51 lần so với không đứng khi làm việc.
Mang vật nặng dưới hoặc tương đương 5 kg khi làm việc tăng nguy cơ sinh non gấp 2,98 lần so với mang vật nặng < 5 kg.
Không hài lòng với công việc tăng nguy cơ sinh non gấp 3,36 lần so với rất hài lòng với công việc.
Làm việc có sức ép hoàn thành tăng nguy cơ sinh non gấp 2,90 lần so với làm việc không có sức ép hoàn thành.
Tuy nhiên, có một số liệu trong nghiên cứu này lại cho thấy việc đi làm bằng xe có động cơ làm giảm nguy cơ sinh non 3,57 lần so với đi bộ đến nơi làm việc.
Phòng tránh nguy cơ sinh non
Như vậy, để phòng tránh nguy cơ sinh non từ yếu tố công việc, ngoài việc hạn chế những hoạt động như nghiên cứu đã chỉ ra, phụ nữ mang thai cũng cần phòng tránh sinh non từ các nguyên nhân thể chất khác bằng các can thiệp đơn giản như: nên đi khám thai định kỳ, chăm sóc, quản lý thai nghén; dự phòng đẻ non bằng liệu pháp corticoid; chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo, các liệu pháp chăm sóc và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ sinh non/nhẹ cân.
Thống kê tại Bệnh viện Phụ sản trung ương gần đây cho thấy tỷ lệ trẻ sinh non có xu hướng tăng lên, từ 15% vào năm 2011 lên 18% vào năm 2013. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên toàn cầu cứ 10 trẻ sinh ra thì có một trẻ đẻ non. Việt Nam nằm trong số 42 nước có tỷ lệ trẻ tử vong cao nhất thế giới, 25% nguyên nhân tử vong là do sinh non - tỷ lệ rất cao. Bệnh viện dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác chăm sóc, điều trị sản phụ khoa, nhưng tỷ lệ sinh non có xu hướng tăng lên. Thạc sĩ Trần Diệu Linh, Phó giám đốc Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản trung ương (Hà Nội) cho biết tại lễ mitting hưởng ứng Ngày thế giới vì trẻ sinh non diễn ra tại Hà Nội sáng 15/11. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh, tại Việt Nam tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi vẫn rất cao, trong đó 75% là tử vong dưới 1 tuổi - nguyên nhân chủ yếu là sinh non. Việt Nam là một trong số nhiều nước có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao. |