Những tình huống tổn hại thính lực

Dị vật lọt vào ống tai. Cha mẹ nên dạy trẻ không được cho những vật nhỏ như hạt gạo, hạt quả,… vào tai. Khi không may bị một con côn trùng bám hoặc lọt vào sâu trong lỗ tai, không nên dùng dụng cụ trực tiếp gắp ra mà nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để lấy được chúng ra mà không ảnh hưởng đến các bộ phận trong tai.

Trong khi ngồi máy bay, tàu ngầm hoặc đang trong quá trình trị liệu buồng ôxy cao áp, nếu không chú ý thực hiện động tác nuốt, dễ phát sinh tình trạng viêm tai giữa do tổn thương khí áp.

Thường xuyên ở trong môi trường ồn ào mà lại không sử dụng dụng cụ cản tiếng ồn để bít tai lại, dễ mắc chứng điếc do màng nhĩ phải chịu tác động của âm thanh quá lớn. Đeo tai nghe thời gian dài cũng có thể dẫn đến giảm thính lực.

Những tình huống tổn hại thính lực - 1

Uống thuốc có thể làm tổn hại thính lực.

Tư thế nhảy xuống nước để bơi không chuẩn, dẫn đến biến đổi áp suất khí đột ngột, có thể gây thủng màng nhĩ.
Ngoáy tai không đúng cách sẽ gây tổn hại đường ống tai, nghiêm trọng có thể gây tổn thương tai giữa và tai trong, đây là một trong những nguyên nhân gây điếc tai.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, hút thuốc uống rượu, luôn lo lắng mệt mỏi, tâm trạng không ổn định, không hoạt động thể thao, không tích cực dự phòng các bệnh tim mạch… - những điều này đều dễ phát sinh chứng nghễnh ngãng tuổi già.

Khi cho trẻ sơ sinh uống sữa đặt đầu trẻ quá thấp hoặc cho trẻ ăn khi đang gào khóc, sữa hoặc các vật chất dịch tiết rất dễ thông qua vòi nhĩ tràn vào tai giữa khiến tai của trẻ bị nhiễm khuẩn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Mai (An ninh thủ đô)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN