Những thực phẩm vàng cần cho trẻ ăn để chống chọi với bệnh sởi bùng phát

Sự kiện: Dịch sởi

Đề đề phòng bệnh sởi nên hạn chế ăn nội tạng động vật; thức ăn cay, nóng.

Những thực phẩm vàng cần cho trẻ ăn để chống chọi với bệnh sởi bùng phát - 1

Trẻ suy dinh dưỡng thường dễ bị mắc sởi và bị biến chứng nặng. (Hình minh họa)

Có thể dự phòng bằng dinh dưỡng

Bác sĩ Lâm Anh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chăm sóc dinh dưỡng là vô cùng quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh sởi để giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các biến chứng hay giảm nhẹ biến chứng khi đã mắc.

Trẻ suy dinh dưỡng thường dễ bị mắc sởi và bị biến chứng nặng. Cần chú trọng 4 nhóm thực phẩm.

Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú, mẹ cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm (đủ 4 nhóm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng với 15-20 loại thực phẩm), không quá kiêng khem để bù lại các chất dinh dưỡng mất đi (đặc biệt là năng lượng và protein) do quá trình nhiễm trùng và tiến triển bệnh.

Cho trẻ dùng đủ các thức ăn giàu đạm, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (chép, quả, ba sa, bông lau, hồi, trích…), trứng, sữa, hải sản…

Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu…) và các loại rau có lá xanh sẫm (như rau muống, rau ngót, rau dền đỏ, cải bó xôi, súp lơ xanh…) vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C… giúp tăng cường miễn dịch…

Ngoài việc lựa chọn và bổ sung thực phẩm giàu Vitamin A, cần lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm cho bữa ăn. Trong đó, thực phẩm có nhiều kẽm là  tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan heo, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc...), đậu xanh nảy mầm.

Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.

Bên cạnh đó, bữa ăn cần có các thực phẩm giàu vitamin C nhằm chống lại dị ứng, tăng chức năng miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong các loại quả chín như cam, bưởi, chuối, xoài, dưa hấu… và các loại rau như rau muống, ngót, dền, đay, mồng tơi….

Khi đang bị bệnh sởi, không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri...; hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật; Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn đã từng bị dị ứng hoặc thức ăn lạ.

Triệu chứng sởi

- Khi bị sởi người thường có sốt cao, 39-40 độ, kèm theo mắt kèm nhèm, ho nhiều, ho khan, chảy nước mũi, thậm chí có tiêu chảy phân lỏng 1-2 lần trong ngày.

- Đến ngày thứ 3 của sốt sẽ thấy ban sởi mọc, thông thường bắt đầu ở vùng sau tai, trán, mặt, lan dần xuống cổ, thân mình và chân tay. Sau đó sẽ lặn dần.

Phòng sởi như thế nào

-Cần tránh tụ họp, tránh chỗ đông người và người lớn mỗi khi về nhà cần vệ sinh cơ thể, răng miệng trước khi chăm sóc trẻ, để tránh tình trạng mang vi khuẩn, virus trong môi trường về cho các cháu.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, theo dõi tình trạng sức khỏe của các cháu để phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh, đưa đi khám.

-Không nên kiêng tắm cho trẻ.

- Tiêm vắc-xin phòng sởi…

Sắp có thuốc chữa được bệnh sởi

Loại thuốc này ngăn cản virus sởi nhân bản và lan rộng khắp cơ thể bệnh nhân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch sởi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN