Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa
Sữa đậu nành và trứng gà rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dùng chung sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng...
Ông Trần Đáng, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có khuyến cáo về việc không nên dùng chung một số cặp thực phẩm, vì có thể làm cho thực phẩm mất chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa...
Nhắc đến sữa đậu nành và trứng gà, người ta thường nghĩ đây là hai thực phẩm giàu protein, rất tốt cho những người già, người bệnh suy nhược cơ thể... Nhưng cặp thực phẩm này không nên dùng chung, vì trong sữa đậu nành có protidaza kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
Nhắc đến sữa đậu nành và trứng gà ảnh hưởng đến tiêu hóa
Còn nước cam và sữa bò không nên uống liền nhau. Nếu có thời gian, bạn thử làm một thí nghiệm nhỏ bằng cách đổ ly nước cam vào sữa bò thì bạn sẽ thấy, gần như ngay lập tức, hiện tượng kết tủa sẽ xảy ra.
Đó là kết quả của phản ứng giữa axit pectic trong nước cam, quýt với cazein trong sữa bò. Hỗn hợp kết tủa đó của sữa và nước cam sẽ rất khó được dạ dày tiêu hoá.
Vì thế, nếu ai uống cùng lúc hai loại nước ngày thì sẽ thấy bụng ọc ạch, ấm ách rất khó chịu. Để tránh hiện tượng đó, tốt nhất nên uống riêng rẽ từng loại với khoảng thời gian cách quãng nhất định.
Nếu bắt buộc phải uống cùng lúc thì nên uống sữa bò trước rồi uống nước cam sau. Khi đó, sữa đã bị thủy phân một phần khi hòa trộn với axit của dạ dày nên có gặp nước cam cũng không gây hại gì.
Chất đạm với canxi cũng cần được bổ sung một cách nhịp nhàng. Nếu có quá nhiều đạm hiện diện cùng lúc với canxi trong lòng ruột, sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, đồng thời có hiện tượng tăng thải canxi qua thận.
Ví dụ trong sữa, lượng đạm và lượng canxi ở mức cân đối để canxi hấp thu tốt nhất. Như vậy, những ai muốn giữ gìn canxi cho cơ thể không bị loãng xương thì không ăn thịt cá và uống sữa gần nhau. Tập thói quen dùng sữa và những món ăn nhẹ vào những bữa xế khoảng 9h sáng và 3h chiều.
Phốt-pho hiện diện nhiều trong thịt đỏ (heo, bò, cừu…), các loại đậu đỗ… cũng giúp làm tăng hấp thu canxi nếu tỷ lệ trong ruột là một phốt-pho/hai canxi. Phốt-pho tăng hoặc giảm hơn tỷ lệ này đều làm sự hấp thu canxi giảm đi. Ngoài các thức ăn tự nhiên, phốt-pho còn có nhiều trong các nước uống công nghiệp.
Rau cải không nên trộn sống với cá, rong biển làm gỏi.
Vì vậy, không nên uống sữa và uống nước ngọt cách nhau dưới hai giờ. Không ít người dùng sữa để uống thuốc, điều này không nên vì sữa tạo ra môi trường kiềm, trong sữa còn có nhiều kali, sắt… gây cản trở hấp thu thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng - BV Nhi đồng 1 đề nghị các bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây khó thở, tím tái và tử vong), và không cho trẻ ăn óc heo chung với trứng gà vì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu dễ bị tử vong do cao huyết áp.
Khoai lang và quả hồng là cặp thực phẩm cần tránh kết hợp. Nhiều người biết rằng, khoai lang chứa nhiều đường và tinh bột khi vào dạ dày khiến dạ dày tiết nhiều axit clohydric. Quả hồng có chứa tanin (vị chát) khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit tanic.
Nếu axit clohydric liên kết với chất chát và một số chất trong quả hồng thì tạo thành chất lắng đọng. Dưới tác dụng của axit và sự nhào nặn của dạ dày, chất này bền, không tan, gây khó tiêu và đặc biệt khó thải ra ngoài, có thể dẫn đến sỏi thận.
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện dinh dưỡng, có một số loại thực phẩm cạnh tranh dinh dưỡng với nhau. Ví dụ, thực phẩm giàu canxi phối hợp với sắt (Fe) sẽ làm giảm sự hấp thu. Hoặc sau khi ăn không nên uống nước chè đặc, vì chất tanin trong chè sẽ giảm hấp thu Fe. Ăn mặn sẽ giảm hấp thu kali, ăn thừa đạm sẽ chuyển hoá canxi ra ngoài...
Người bị táo bón thường được khuyên uống nhiều nước. Tuy nhiên, hãy tránh xa việc dùng nước chè khi ăn thịt chó. Chất axit tanic trong nước chè khi tác dụng với protein trong thịt làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, làm cho phân khô, dễ bị táo bón.
Ngoài ra, cũng chớ để củ cải trắng và các loại lê, táo, nho gặp gỡ nhau trong dạ dày. Khi vào dạ dày, muối axit cianogen, lưu huỳnh trong củ cải sẽ chuyển hóa thành axit cianogen gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
Còn táo, nho có chất đồng ceton, dễ bị vi khuẩn phân giải thành axit benzoic gốc OH. Nếu ăn củ cải cùng lúc với hoa quả này, loại axit này làm tăng sức ép của cianogen lưu huỳnh gây suy tuyến giáp trạng.
Tanin trong các loại thực vật có vị chát như trà, ổi… ngăn cản sự hấp thu của hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng… Vì vậy, không nên uống trà đặc sau khi ăn các thức ăn giàu vi khoáng như hải sản, rong biển, thịt đỏ… ít nhất hai giờ.
Thời gian này cần thiết để cho hai chất kỵ nhau không “ở chung” một chỗ. Nhờ vậy, chất dinh dưỡng mới được cơ thể hấp thu ở mức tối đa.
Phytate trong tinh bột và oxalate trong các loại rau cải chưa nấu chín làm giảm hấp thu iốt trong hải sản và muối biển. Không ít người trộn gỏi cá, gỏi rong biển với các loại cải bắp, cải xanh, bông cải sống. Điều này không nên, vì lượng iốt quý giá sẽ “không cánh mà bay”. Nếu thích trộn với các loại rau này thì hãy nhúng qua nước sôi hoặc ngâm chua.
Còn trong các vị thuốc Đông y, Lương y đa khoa Phùng Tuấn Giang, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cho biết: Có những vị thuốc, thực phẩm không dùng với nhau hay cần phải kiêng kị khi dùng thuốc. Như cam thảo không dùng với hải tảo (rong biển)
Khi dùng thuốc Đông y không ăn rau muống, đậu xanh sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
Dùng Đông y để chữa đau nhức thì phải kiêng tôm, cua, thịt gà vì dễ gây động phong làm đau nhức tăng thêm.