Những thói quen nguy hại cho bệnh nhân đái tháo đường trong mùa lạnh

Mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người bệnh, trong đó phải kể đến bệnh nhân đái tháo đường. Một số thói quen sai lầm hàng ngày mà bệnh nhân đái tháo đường thường gặp như: chế độ ăn, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao…

1. Mùa lạnh gia tăng bệnh nhân đái tháo đường nhập viện do đâu?

Theo TS. BS Nguyễn Quang Bảy - Trưởng khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, để điều trị bệnh đái tháo đường cần phải thực hiện 3 nguyên tắc, đó là: 

- Dùng thuốc

- Chế độ ăn

- Tập luyện thể lực

Việc kiểm soát tốt đường máu ở người bệnh đái tháo đường cần thực hiện nghiêm túc, chú ý giữ gìn sức khỏe để có thể làm việc và sinh hoạt bình thường là vô cùng quan trọng. Người bệnh đái tháo đường cần tập thể dục thể thao và không nên quá khắt khe để tránh nguy cơ bị mệt mỏi, dễ bị hạ đường máu và nên kiểm soát chế độ ăn phù hợp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, vào mùa lạnh người bệnh đái tháo đường lại gia tăng tình trạng nhập viện do các biến chứng. Lý do là sự thay đổi về thời tiết, nhiều người không vận động thể thao đúng cách hoặc ít luyện tập, thói quen ăn nhiều nên đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường tăng lên, khiến cho người bệnh phải đối mặt với các biến chứng của bệnh.

Việc kiểm soát tốt đường máu ở người bệnh đái tháo đường cần thực hiện nghiêm túc

Việc kiểm soát tốt đường máu ở người bệnh đái tháo đường cần thực hiện nghiêm túc

2. Dễ đột qụy do sinh hoạt không đúng cách

Mùa lạnh như hiện nay, nhiệt độ thường giảm thấp vào nửa đêm và buổi sáng sớm. Tuy nhiên, nhiều người bệnh đái tháo đường có thói quen dậy sớm, vội vàng ra ngoài ngay khiến cơ thể có thể gặp nguy hiểm. Trên thực tế, hàng năm khi thời tiết sang đông lạnh, không ít người bệnh đái tháo đường bị đột quỵ vào khoảng thời gian này, nhất là những người mắc bệnh tim phối hợp.

Để giải thích vấn đề này, các chuyên gia cho biết: Sáng sớm trời lạnh, khi vừa thức dậy, cơ thể đang ấm do nằm trong chăn, bệnh nhân dậy vội và bước xuống giường luôn, sẽ có thể xảy ra tình trạng sốc nhiệt. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến các mạch máu có thể bị co lại, gây thiếu oxy khiến các tai biến có thể xảy ra.

Vì vậy, nếu người bệnh đái tháo đường có thói quen này cần thay đổi để hạn chế được các nguy cơ đột quỵ:

Nên thức dậy và ngồi tại giường, dùng 2 tay chà xoa vào với nhau, xoa lên mặt cho ấm, tập vài động tác tại chỗ cho cơ thể thích nghi dần. 

Sau đó mặc quần áo ấm rồi mới bước xuống giường.

Người bệnh đái tháo đường dễ bị đột quỵ do sinh hoạt không đúng cách.

Người bệnh đái tháo đường dễ bị đột quỵ do sinh hoạt không đúng cách.

3. Tập thể dục quá sớm hoặc ít luyện tập

Mùa lạnh, một số người bệnh vẫn giữ thói quen tập thể dục như những ngày bình thường. Điều này rất tốt nhưng do mùa lạnh, thời điểm buổi sáng, thời tiết không như mùa thu và mùa hè, nên không khí lạnh và ẩm ướt hơn, 7 giờ sáng trời vẫn còn lạnh. Nếu bệnh nhân duy trì luyện tập vào lúc 5 hoặc 6 giờ sáng như các mùa khác thì có thể sẽ bị nhiễm lạnh. Tốt nhất là ngủ dậy muộn hơn, tập thể dục muộn hơn các ngày của mùa hè, mùa thu để cơ thể không bị sốc nhiệt.

Với một số bệnh nhân đái tháo đường, do lạnh nên rất ngại luyện tập khiến đường huyết tăng cao. Chính vì vậy, người bệnh không nên dừng vận động dù nhiệt độ như thế nào. Thay vì tập ngoài trời, có thể đi bộ trong nhà hoặc tập các bài tập theo các hướng dẫn của chuyên gia. Thực hành luyện tập bất kỳ khi nào có thể, ví dụ rảnh thì tập 15 phút vào buổi sáng và 10 phút vào buổi tối, miễn sao là không ngừng việc luyện tập trong mùa lạnh.

Nếu thời tiết lạnh thay vì tập ngoài trời, người bệnh đái tháo đường có thể tập trong nhà, không nên dừng vận động.

Nếu thời tiết lạnh thay vì tập ngoài trời, người bệnh đái tháo đường có thể tập trong nhà, không nên dừng vận động.

4. Không kiểm soát được nhiệt độ thiết bị sưởi ấm và nước sinh hoạt

Đối với người bệnh đái tháo đường sẵn có nguy cơ tai biến thần kinh ngoại vi, khiến có cảm giác đi không chính xác và cảm giác về nóng lạnh cũng kém đi, nhất là bàn chân. Vì thế, việc dùng nước tắm và sử dụng các thiết bị sưởi ấm vào mùa lạnh rất dễ gây bỏng và tổn thương. 

Khi sử dụng nước quá nóng, để chế độ sưởi ấm ở nhiệt độ cao quá sẽ gây loét da. 

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường bản thân da rất khô, do sự nuôi dưỡng kém đi, thậm chí có người còn bị nứt nẻ ở các kẽ chân và gót chân.

Người bệnh đái tháo đường khi sử dụng các thiết bị sưởi ấm nên cẩn thận để tránh bị bỏng và tổn thương cơ thể.

Người bệnh đái tháo đường khi sử dụng các thiết bị sưởi ấm nên cẩn thận để tránh bị bỏng và tổn thương cơ thể.

Do đó, trước sử dụng nước để tắm, ngâm chân vào nước nóng, người bệnh đái tháo đường nên nhờ người khác thử độ nóng của nước rồi mới dùng. 

Đối với thiết bị sưởi ấm, cần nhờ người khác để chế độ cố định, tránh bị bỏng, tổn thương bàn chân.

Nguồn: [Link nguồn]

Thói quen phổ biến này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường là kết quả của những thói quen mà bạn thực hiện hàng ngày. Vậy bạn có thể làm gì để giảm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Đăng ([Tên nguồn])
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN