Những thói quen khi ngủ "giết hại" sức khỏe, giảm cả chục năm tuổi thọ
Ngủ không đủ giấc hoặc thực hiện những thói quen xấu này trong khi ngủ thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc béo phì , đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng tốc độ lão hóa... thậm chí làm giảm cả chục năm tuổi thọ.
Ảnh minh họa: Internet
Đi ngủ mà sử dụng đèn ngủ
Một số người cảm thấy bất an khi đi ngủ vì vậy ban đêm phải sử dụng đèn ngủ. Tuy nhiên, thói quen tưởng chừng rất bình thường này thực chất lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.
Ngủ trong môi trường có ánh sáng vào ban đêm, tuyến tùng của não người sẽ không thể tiết ra đủ melatonin. Melatonin có tác dụng làm tăng cảm giác buồn ngủ, điều hòa nhiệt độ cơ thể, tăng cường miễn dịch... vì vậy mở đèn ban đêm sẽ gây khó ngủ hơn.
Ngoài ra, bật đèn ngủ vào ban đêm còn làm tăng nguy cơ rối lọan đồng hồ sinh học. Các chuyên gia người Anh cũng nhấn mạnh tác dụng của việc tránh xa ánh sáng đèn ngủ giúp điều hòa cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư , tiểu đường, trầm cảm và béo phì.
Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, việc bật đèn đi ngủ còn có thể khiến trẻ em tiết ra androgen, làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.
Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Chùm chăn kín đầu khi ngủ chắc chắn sẽ mang lại cảm giác ấm áp hơn rất nhiều vào mùa đông. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả một người khỏe mạnh cũng có thể đào thải hàng chục tỷ vi khuẩn và vi rút trong một đêm thông qua việc thở và ho. Thói quen ngủ chùm kín chăn trong thời gian dài, bạn rất dễ bị nhiễm các chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh, dễ gây viêm đường hô hấp và các bệnh ngoài da.
Ngoài ra, y học Trung Quốc cho rằng giữ đầu mát rất tốt để cải thiện giấc ngủ. Ngược lại, giữ đầu nóng và bí sẽ làm giảm oxy, gây chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn vào ngày hôm sau.
Không tẩy trang trước khi ngủ
Nhiều phụ nữ lười tẩy trang trước khi đi ngủ, lớp trang điểm còn sót lại có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây rối loạn bài tiết tuyến mồ hôi, từ đó gây ra mụn và làm hỏng khuôn mặt. Rửa mặt trước khi đi ngủ không chỉ loại bỏ các kích thích xấu của lớp trang điểm còn sót lại trên da mặt, mà còn giúp ngủ ngon.
Bật tivi khi ngủ
Các nhà nghiên cứu cho biết, melatonin được tiết ra bởi tuyến tùng gần mắt. Khi mắt cảm nhận được bóng tối, tuyến tùng sẽ mặc định màn đêm đã tới, bắt đầu tiết hormon melatonine, lượng tiết ra đạt trạng thái cao nhất là vào thời điểm trước khi ngủ.
Tuy nhiên ngoài tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, melatonine còn có tác dụng điều tiết estrogen và progesteron thụ thể, hai loại hormon này đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu ban đêm tiếp xúc quá nhiều với ánh đèn của ti vi, đèn ngủ, lượng tiết melatonine sẽ giảm mạnh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh nở của phụ nữ.
Thở bằng miệng khi ngủ
Thở bằng mũi là tư thế thở đúng nhất. Thở qua mũi giúp tạo nên áp lực phản hồi để phổi có nhiều thời gian hấp thu ôxy và cân bằng pH máu. Ngoài ra, hốc mũi và các xoang, có tác dụng lọc và làm ấm không khí trước khi đi vào phổi, đồng thời loại bỏ các vi khuẩn, vi rút trước khi đi vào trong cơ thể.
Ngược lại, thói quen thở bằng miệng khi ngủ sẽ dẫn tới một số thay đổi cơ bản về khuôn mặt như môi trên kéo lên cao và hàm dưới giữ ở tư thế mở, lưỡi bị hạ thấp xuống sàn miệng và bị đẩy ra trước. Ngoài ra, khi thở qua miệng, lượng oxy sẽ được hấp thụ kém hơn so với thở qua mũi. Chính vì vậy khi ngủ bạn nên từ bỏ thói quen thở bằng đường miệng.
Nằm ngửa ngủ khi say rượu
Theo bác sĩ Zhang Yingqi (bác sĩ trưởng khoa cấp cứu của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Y Hà Bắc): Điều quan trọng nhất mà những người say rượu cần nhớ khi ngủ là nên nằm nghiêng, tránh nằm ngửa. Lý do là bởi những đối tượng này thường ngủ li bì khi đang no và dễ nôn mất kiểm soát. Nếu bạn nằm ngửa, chất nôn không được loại bỏ, dễ xâm nhập vào đường hô hấp. Hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí gây ngạt thở, suy hô hấp , nguy hiểm đến tính mạng người say.
Đối với những người đã uống rượu và tỉnh táo, bác sĩ khuyên tốt nhất nên đợi rượu tỉnh lại rồi mới đi tắm và ngủ. Nếu ngủ nên nằm nghiêng.
Đối với người say rượu li bì, người thân nên ở bên cạnh, đánh thức họ sau mỗi 2 giờ, cho uống một chút trà hoặc nước ấm cho đến khi tỉnh táo.
Đi ngủ mà tóc chưa khô
Ngủ với mái tóc ướt sẽ kiến hơi ẩm trên da đầu tăng cao và làm thay đổi thân nhiệt. Từ đó khiến bạn tăng nguy cơ đau đầu. Ngoài ra, để tóc còn ướt đi ngủ sẽ gây rụng tóc, nhiễm trùng da. Làm suy yếu hệ thống miễn dịch . Từ đó, virus, vi khuẩn dễ dàng tấn công cơ thể hơn.
Mặc áo ngực khi ngủ
Một bệnh viện ở Mỹ đã khảo sát 5.000 phụ nữ và phát hiện ra rằng những phụ nữ mặc áo ngực khi ngủ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2,1 lần so với những người không mặc áo ngực. Đây có thể là kết quả của việc nén ngực trong thời gian dài, tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết và giữ lại các chất có hại trong vùng ngực.
Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
Kết quả nghiên cứu được các chuyên gia từ Đại học Phúc Đán Đại học Giao thông Thượng Hải và Đại học Thanh Đảo công bố trên tạp chí quốc tế hàng đầu "Journal of Alzheimer Disease and Dementia" cho thấy: Thời gian ngủ quá ngắn hoặc quá dài có thể khiến não bị lão hóa sớm. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Ngủ quá lâu không chỉ khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc mà còn gây ra các bệnh về tim mạch, đường tiêu hóa, ngủ quá ít sẽ khiến làn da của bạn bị lão hóa nhanh hơn và trí nhớ cũng kém đi.
Theo các chuyên gia. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên ngủ hơn 12 giờ một ngày. Thanh thiếu niên dưới 18 tuổi nên ngủ 9-10 giờ mỗi ngày. Người lớn trên 18 tuổi ngủ 7-8 giờ mỗi ngày.
Xem điện thoại quá lâu trước khi ngủ
Trước khi đi ngủ cần tránh vận động quá sức, ăn quá no... và đặc biệt là sử dụng điện thoại. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy, những người tiếp xúc với bức xạ điện thoại khoảng 3 tiếng trước khi ngủ sẽ bị mất ngủ. Lý do bởi sóng điện thoại và ánh sáng xanh sẽ gây hưng phấn thần kinh giao cảm, ảnh hưởng đến giấc ngủ, phá hủy chất lượng giấc ngủ.
Hơn nữa, việc dùng điện thoại trước khi ngủ sẽ làm da mất đi lượng lớn độ ẩm do các tia bức xạ phát ra. Nếu điều này xảy ra liên tục sẽ làm da gặp phải nhiều vấn đề như tích tụ sắc tố, ra dầu trên mặt và mụn trứng cá.
Nằm úp mặt vào gối khi ngủ
Tư thế nằm khi ngủ cũng có thể tác động một phần tới cơ thể và chất lượng giấc ngủ của bạn. Đặc biệt, nếu bạn nằm áp mặt vào gối khi ngủ suốt cả đêm thì nó sẽ làm ảnh hưởng tới độ đàn hồi của vùng da má và gây ra những nếp nhăn xấu xí. Bên cạnh đó, khi bạn áp mặt lên gối thì lỗ chân lông sẽ bị bí và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhờn mặt và làm mụn trứng cá xuất hiện.
Ngủ theo tư thế đối mặt
Đây là tư thế ngủ của khá nhiều người, nhất là của các cặp vợ chồng hoặc giữa bố mẹ và con cái. Tuy nhiên, đây là tư thế ngủ “mất vệ sinh” nhất vì khi ngủ đối mặt, chúng ta vô tình sẽ hít phải khí cacbonic do người đối diện thở ra.
Điều này dẫn tới việc não thiếu nguồn oxy cần thiết, người ngủ không ngủ sâu, dễ tỉnh giấc, giật mình, mộng mị hoặc khi ngủ dậy luôn có cảm giác mệt mỏi, đau đầu. Tốt nhất, hãy chọn cho mình một “thế giới riêng” khi ngủ. Nếu có ngủ chung giường với một người khác, hãy quay về 2 hướng khác nhau.
Ngủ trong phòng quá nóng
Nhiệt độ quá cao trong phòng có thể gây rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khí nóng khi hít vào có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Không khí nóng cũng là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật sinh sôi và phát triển nên dễ gây cảm cúm. Đối với những người cao tuổi mắc bệnh tim mạch, nhiệt độ trong phòng ngủ cao có thể gây tức ngực, mất ngủ, khó thở. Phòng ngủ là 20 độ, độ ẩm 60% là môi trường lý tưởng cho giấc ngủ của bạn.
Dùng tay thay gối
Hãy từ bỏ ngay thói quen khi ngủ dùng tay gối đầu khi ngủ nếu bạn không muốn mắc phải các vấn đề về tiêu hóa cũng như chất lượng giấc ngủ. Dùng tay thay gối khi ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tuần hoàn máu của cơ thể, dẫn đến các cơn đau hoặc tê liệt ở chi trên như cột sống, bả vai… Ngoài ra, thói quen xấu này còn dễ tạo áp lực nơi ổ bụng, lâu dần sẽ gây trào ngược thực quản.
Nguồn: [Link nguồn]
Ngủ trưa không chỉ giải tỏa mệt mỏi, phục hồi ý thức mà còn cải thiện tình trạng mỏi mắt, giảm các bệnh tim mạch...