Những thói quen gây hại xương khủng khiếp, bỏ ngay nếu không muốn tàn phế

Những thói quen dưới đây gây ảnh hưởng tới vùng xương sống lưng, xương chậu, vai gáy, khớp chân tay của bạn vô cùng nguy hiểm. Nếu không nhanh chóng thay đổi, bạn có thể trở thành người tàn phế.

Nửa nằm, nửa ngồi

Thói quen này rất phổ biến mà hầu hết ai trong số chúng ta đều đã từng thử. Với sai lầm này khiến cho phần đốt sống thắt lưng thiếu sự hỗ trợ đầy đủ, độ cong ban đầu buộc phải thay đổi và khiến cho toàn bộ trọng lực của đĩa đệm giữa tăng lên, không có lợi cho đốt sống thắt lưng cùng với cột sống của bạn. Nếu bạn thường xuyên ngồi ở tư thế này nó có thể gây căng cơ, vẹo cột sống và thậm chí gây đau thắt lưng, khiến cho cột sống của bạn bị thoái hóa và gây đau vùng thoát vị đĩa đệm.

Ngồi vắt chéo chân

Những thói quen gây hại xương khủng khiếp, bỏ ngay nếu không muốn tàn phế - 1

Thói quen khi ngồi này khiến cho nhiều người cảm thấy bớt mỏi trong giây lát nhưng nếu bạn duy trì thói quen này lâu dài có thể làm đau phần hông và thắt lưng, dẫn đến tổn thương cho vùng xương nếu kéo dài.

Khi bạn thường xuyên ngồi vắt chéo chân, toàn bộ cơ thể của chúng ta bị lệch và trọng lượng của cơ thể sẽ bị ép vào một bên của xương chậu ảnh hưởng tới vùng xương chậu của bạn và có thể gây biến dạng cột sống và gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Bế trẻ con và vật nuôi sai cách

Tư thế khi bạn nhấc em bé hoặc vật nuôi lên có thể gây căng thẳng quá mức cho vùng lưng và cột sống. Lẽ dĩ nhiên sẽ có tư thế phù hợp và tư thế không phù hợp mà bạn cần biết để tránh gây tổn thương cho cột sống.

Đeo ba lô quá nặng

Những thói quen gây hại xương khủng khiếp, bỏ ngay nếu không muốn tàn phế - 2

Thêm vào đó, thói quen đeo ba lô quá nặng cũng không tốt vì sẽ tạo áp lực lớn cho cột sống. Vì thế, trước khi mang ba lô, bạn hãy chắc chắn mình đã soạn sẵn những món đồ thật cần thiết cho vào và không nên để những món đồ linh tinh làm nặng ba lô.

Mang giày cao gót

Bàn chân là trụ đỡ cho mọi tư thế, vì vậy giày cao gót có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống xương khớp của bạn. Đi giày cao gót sẽ khiến khớp gối, hông phải căng lên và cột sống oằn ra để duy trì sự cân bằng, lâu ngày sẽ khiến bạn dễ bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Giày có gót càng cao, sự căng cơ càng nhiều và hậu quả càng lớn. Áp lực tác động lên cột sống có thể làm xuất hiện cơn đau từ cổ đến chân, khiến dây thần kinh bị mắc kẹt, gây đau thần kinh tọa và tê chân.

Ngồi lâu tại một vị trí

Những thói quen gây hại xương khủng khiếp, bỏ ngay nếu không muốn tàn phế - 3

Ngồi làm việc hay đứng quá lâu tại một vị trí khiến tuần hoàn máu ở chân sẽ giảm, cơ mông, hông ngày càng trở nên kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy hơn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người thường xuyên ngồi làm việc lâu dưới máy vi tính sẽ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới cột sống nhiều hơn so với những người thường xuyên vận động. Đển phòng ngừa các bệnh xương khớp, bạn hãy từ bỏ thói quen ngồi làm việc quá lâu tại một vị trí mà hãy tranh thủ một vài phút giải lao đi lại, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tinh thần thoải mái vừa ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ, vai, cột sống.

Lười vận động

Lười vận động là một trong những thói quen xấu gây hại cho xương khớp. Theo một số nghiên cứu khoa học nhận thấy Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ người lười vận động nhất trên thế giới. Thói quen lười vận động sẽ dẫn đến hàng loạt các bệnh nguy hiểm như: tim mạch, tiểu đường, béo phì, đặc biệt là các bệnh về xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp, đau vai gáy, đau cột sống… Thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút thực hiện những bài tập thể dục đơn giản, không chỉ rất hữu ích cho hệ xương khớp mà còn tăng cường sức khỏe như: bơi lội, chạy bộ, đạp xe, đá bóng, cầu lông…

Bẻ khớp tay chân

Những thói quen gây hại xương khủng khiếp, bỏ ngay nếu không muốn tàn phế - 4

Không ít người có thói quen bẻ khớp tay chân, khớp cổ hoặc vặn mình khi mỏi. Nhưng đây chính là nguyên nhân khiến các khớp ngày càng to lên. Đồng thời, cũng có thể gây ra nhưng tổn thương như: bong gân, giãn dây chằng, trật khớp, làm sụn khớp nhanh bào mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa xương hơn. Về lâu dài nếu cứ duy trì thói quen này sẽ dấn đến thoái hóa dây chằng cổ, vôi hóa cột sống. Người phương Tây họ không có thói quen này vì có hại chứ không giảm mệt mỏi như nhiều người làm tưởng.

Giảm béo đột ngột

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy tác dụng phụ của việc giảm béo đột ngột, kém an toàn chính là hạn chế quá trình hấp thụ canxi ở xương và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vì khi giảm cân quá nhanh khiến sự liên kết của lớp mỡ và bắp thịt trở nên lỏng lẻo. Đó là lý do vì sao mà trong một số trường hợp xảy ra sự cố như: ngã, trượt chân, thậm chí là gãy xương. Điều này cũng lỹ giải vì sao những người sau khi giảm cân lại yếu và dễ mắc bệnh loãng xương.

Ngủ gục trên bàn

Rất nhiều người có thói quen ngủ gục trên bàn làm việc vào buổi trưa. Nhưng với tư thế ngủ này sẽ khiến cho vùng cổ bị xoắn và khớp cột sống ở trạng thái bị biến dạng, gây cong sinh lý của cột sống cổ và có thể gây ra các bệnh về thoái hóa đốt sống cổ, gây đau nhưc và mỏi vùng cô. Bên cạnh đó, khi bạn ngủ không đúng tư thế thì máu lên não sẽ giảm đi gây chóng mặt hoa mắt..

'Nghiện' smartphone

Bạn có phải là người suốt ngày luôn cầm trên tay chiếc điện thoại và không thể rời mắt khỏi nó trong bất kỳ hoàn cảnh nào? Do màn hình điện thoại không ngang tầm mắt nên khi dùng, chắc chắn bạn sẽ thường phải cúi đầu, khiến xương cổ bị cong và căng cứng. Một nghiên cứu đã tiến hành đo sức nặng đè lên đốt sống cổ ở các góc độ khác nhau và nhận thấy: Nếu bạn cúi xuống một góc 60° để nhìn vào màn hình thì sức ép sẽ tương đương với việc cõng một đứa trẻ nặng 27kg trên vai.

Chế độ ăn thiếu canxi

Canxi rất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe của xương, sữa và các sản phẩm từ sữa chính là nguồn cung cấp canxi không thể thiếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với lactose trong sữa và buộc phải hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn sữa, phô mai, yogurt ra khỏi chế độ ăn hàng ngày thì xương của bạn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Lượng canxi cần thiết để cung cấp cho cơ thể là 1.000mg/ngày nếu bạn dưới 50 tuổi và con số này sẽ tăng lên 1.200mg/ngày nếu bạn bước qua độ tuổi 50. Khi bạn thấy mình vẫn chưa thể bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì hãy nhờ bác sĩ cho đơn thuốc bổ sung thêm canxi.

Tập thể dục sai tư thế

Các bài tập có thể giúp làm tăng mật độ xương cột sống và toàn bộ cơ thể. Một chế độ luyện tập đúng cách có thể tăng cường các cơ bắp ở vùng lưng và cột sống. Tuy nhiên, một số bài tập phổ biến như đi xe đạp và spinning có thể là nguyên nhân gây ra hoặc khiến tình trạng đau lưng của bạn trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân là bởi một số loại xe đạp nhất định có thể đòi hỏi người tập phải nhoài người về phía trước và khom lưng trong một thời gian dài.

Hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc không những gây hại cho phổi mà còn cực kỳ nguy hiểm đối với cột sống của bạn nữa. Chất nicotin trong thuốc lá gây ảnh hưởng xấu đến xương cốt và có thể dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm sớm. Căn bệnh thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi những đĩa đệm này bị khô, mỏng hoặc nứt. Xương sống được lót bằng đĩa hoặc đệm giúp giảm áp lực và sốc trong quá trình di chuyển.

Khi bạn hút thuốc sẽ gây ức chế lưu thông dưỡng chất vào đĩa đệm, làm mất nước và khiến cho các đĩa này khó hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh.

9 tư thế ngủ giúp bạn ”quét sạch” bệnh tật trong người

Chúng ta dành 1/3 quãng đời trên chiếc giường nên hãy chọn tư thế ngủ chính xác để tăng cường sức khỏe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Thuận ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN