Những thói quen dễ gây đột quỵ vào ngày lạnh, hầu hết người Việt đều mắc

Sự kiện: Sống khỏe

Khi thời tiết lạnh, những thói quen này của bạn sẽ rất nguy hiểm, dễ dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là đối với những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp, tim mạch, mỡ máu,... nguy cơ bị đột quỵ càng cao hơn.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Theo các bác sỹ, thời tiết giá rét tại miền Bắc những ngày qua là nguyên nhân khiến lượng bệnh nhân vào cấp cứu đột quỵ tăng đến 1,5 lần so với thời điểm bình thường trước đó.

Đáng chú ý, do người già thường có thói quen tập thể dục vào rạng sáng, trong những ngày trời lạnh, việc ra ngoài trời tập thể dục quá sớm khi nhiệt độ rất thấp tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tới tim mạch, hô hấp, dễ gây đột quỵ.

PGS.TS Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, vào mùa lạnh, nguy cơ tai biến, đột quỵ gia tăng, nhất là những người mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol, người bị xơ vữa động mạch…

PGS.TS Cường cho rằng thói quen, quan niệm của nhiều người Việt rất nguy hiểm. Ngày trời lạnh hoặc dịp lễ, tết, nhiều người thường rủ nhau đi uống rượu với quan niệm “uống một chút cho ấm bụng”. Quan niệm rất sai lầm dễ gây ra đột quỵ.

Không kể đông hay hè, đa phần mọi người đều có thói quen ngồi bật dậy ngay khi vừa thức dậy, tuy nhiên đây lại là một thói quen xấu làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ảnh minh họa: Internet

Không kể đông hay hè, đa phần mọi người đều có thói quen ngồi bật dậy ngay khi vừa thức dậy, tuy nhiên đây lại là một thói quen xấu làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ảnh minh họa: Internet

Khi uống rượu trong thời tiết giá lạnh mà còn mặc quần áo không đủ ấm cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi uống rượu, các mạch máu giãn ra, gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến, đột quỵ và nguy cơ tử vong rất cao. Nếu người dân mua phải rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc còn có thể gây ngộ độc rượu, xuất huyết não do rượu rất nặng mà hầu như không cứu được.

“Không nên uống rượu, nhất là trong thời tiết giá lạnh. Không có chuyện uống rượu giúp cho ấm cơ thể. Sẽ rất nguy hiểm nếu uống rượu mà gặp lạnh thì không những đột quỵ mà còn có thể nhồi máu cơ tim, có thể dẫn tới tử vong”, ông Cường khuyến cáo.

Các chuyên gia tim mạch cảnh báo, các cơn tai biến hay đột quỵ càng dễ xảy ra hơn ở những người già, người bị suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay mắc các bệnh tim mạch… có thói quen uống rượu.

Ngoài ra, khi trời lạnh cần chú ý hạn chế những thói quen sau để khỏi đột quỵ:

Những thói quen dễ gây đột quỵ vào ngày lạnh, hầu hết người Việt đều mắc - 3

Ngồi bật dậy ngay khi vừa ngủ dậy vào sáng sớm

Không kể đông hay hè, đa phần mọi người đều có thói quen ngồi bật dậy ngay khi vừa thức dậy, tuy nhiên đây lại là một thói quen xấu làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nguyên nhân là do huyết áp thường tăng cao vào buổi sáng sớm khi mới thức dậy. Bật dậy ngay khi vừa mở mắt sẽ khiến huyết áp tăng đột ngột, từ đó sức ép lên các thành mạch cũng sẽ tăng lên, hình thành nên các cục máu đông, gây tắc lòng mạch.

Để tránh đột quỵ, tốt nhất bạn nên tuân theo nguyên tắc “2-2-1”: Thức dậy và nằm trên giường trong 2 phút, ngồi dậy và ngồi trên giường 2 phút, sau đó hạ chân xuống giường trong 1 phút rồi mới đứng dậy và đi xuống đất.

Đi ra ngoài hoặc mở cửa sổ ngay sau khi thức dậy

Hành động này có thể gây ra các bệnh về tim mạch hoặc đột quỵ, bởi vào buổi sáng mùa đông, nhiệt độ ngoài trời và trong nhà thường chênh lệch rất lớn. Rời khỏi chiếc giường ấm áp và lập tức đối mặt với không khí lạnh sẽ khiến các động mạch vành bị co thắt, dẫn tới tình trạng thiếu máu cơ tim.

Lời khuyên dành cho bạn là sau khi thức dậy, bạn có thể điều chỉnh điều hòa lên khoảng 26 độ hoặc nằm (ngồi) trong chăn một lúc để cơ thể quen dần với nhiệt độ phòng trước khi ra ngoài. Đến khi ra ngoài, khi nào hoạt động thể chất được mới mở cửa sổ ra.

Những thói quen dễ gây đột quỵ vào ngày lạnh, hầu hết người Việt đều mắc - 4

Tắm đêm

Tắm đêm vào mùa đông khiến nguy cơ đột tử tăng cao, đặc biệt là ở những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp, tim mạch, mỡ máu,... Nguyên nhân vào buổi đêm nhiệt độ xuống rất nên tắm vào thời điểm này sẽ dễ khiến cơ thể bị lạnh. Nhẹ thì bạn có thể mắc phải các triệu chứng như đau đầu, đau tay chân, nặng hơn đột quỵ.

Lời khuyên dành cho bạn là nên tắm trước 20 giờ, trước khi tắm nên rửa chân bằng nước ấm, dùng khăn hoặc tay xoa nóng da 3-5 phút rồi từ từ đổ nước lên cơ thể để cơ thể thích nghi dần. Tránh xả nước đột ngột từ trên đầu xuống vì điều này sẽ khiến cơ thể không kịp chuẩn bị, gây ra sự giãn nở đột ngột của các mạch máu trong đầu và cơ thể, từ đó dẫn đến đột quỵ.

Thường xuyên thức khuya

Khi thức khuya thường xuyên, các hormone trong mạch máu có thể khiến cảm xúc bùng phát và chúng sẽ tiếp tục tiết ra chất adrenaline dẫn tới những bất thường trong mạch máu, gây đột quỵ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên thức khuy, ngủ ít hơn 6 giờ/đêm có có nguy cơ đột quỵ cao hơn 4,5 lần so với những người ngủ đủ 8 giờ.

Không chỉ vậy, thức khuya còn dẫn tới nhiều hệ lụy sức khỏe khác như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, đẩy nhanh quá trình lão hóa,... Vì vậy, tốt nhất bạn nên đi ngủ trước 11 giờ.

Mặc không đủ ấm

Nhiều người thường ăn mặc phong phanh vì sợ mặc nhiều vướng víu, xấu xí hoặc chủ quan về sức khỏe của mình. Tuy nhiên, điều này rất dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, từ đó dẫn tới các vấn đề khác như tê bì tay chân, đau tức ngực, tăng huyết áp… là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Vì vậy, khi đi ra đường ngoài trời lạnh, mọi người cần chú ý ăn mặc ấm áp, đeo khẩu trang. Đặc biệt, 4 bộ phận cơ thể cần được giữ ấm nhất là tai, cổ, bụng và bàn chân.

Nguồn: [Link nguồn]

Bé gái 5 tháng tuổi đột quỵ, tử vong vì bị bố dượng rung lắc

Mặc dù đã có nhiều trường hợp thương tâm do rung lắc khi trẻ còn quá nhỏ, thế nhưng nhiều ông bố bà mẹ vẫn chưa ý...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Thuận ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN