Nhận diện những thay đổi triệu chứng COVID-19 do biến thể Delta

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiến hành để xác định triệu chứng cụ thể do biến thể Delta gây ra.

Biến thể Delta đang gây nên làn sóng dịch COVID-19 mới ở nhiều quốc gia

Biến thể Delta đang gây nên làn sóng dịch COVID-19 mới ở nhiều quốc gia

Theo một nghiên cứu được thực hiện ở Vương quốc Anh (nơi chủng Delta chiếm ưu thế), các triệu chứng như ho và mất khứu giác vốn phổ biến trước đây đã trở nên ít xuất hiện hơn ở bệnh nhân COVID-19 do biến thể Delta. Cụ thể như sau:

Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm: Sốt (100 độ F ,xấp xỉ 38 độ C trở lên) ; đau đầu; viêm họng; sổ mũi; ho khan; mệt mỏi.

Các triệu chứng khác bao gồm: Nhức mỏi cơ thể; đau cơ hoặc khớp; khó thở; tiết đờm; viêm kết mạc; nghẹt mũi; buồn nôn hoặc nôn; tiêu chảy; ớn lạnh; chóng mặt; phát ban hoặc đổi màu da ở ngón tay hoặc ngón chân.

Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm: Thở gấp hoặc khó thở; đau ngực dai dẳng hoặc nặng ngực; mất tiếng; ăn mất ngon; thân nhiệt cao; môi hoặc mặt nhợt nhạt.

Các triệu chứng có thể phải nhập viện bao gồm: Các biến chứng thần kinh nghiêm trọng như hôn mê, viêm não, đột quỵ hoặc tổn thương thần kinh; khó thở; đau hoặc tức ngực; mất phương hướng cực độ và trạng thái tâm thần thay đổi có thể có co giật.

Các triệu chứng xuất hiện sau khi nhiễm SARS-CoV-2 khoảng 5-6 ngày, tuy nhiên khoảng thời gian này có thể dao động từ 1-14 ngày.

So sánh với các biến thể trước đây

Các nghiên cứu đã báo cáo rằng, biến thể Delta:

- Khả năng lây lan cao hơn 50% so với chủng vi rút alpha COVID-19 ban đầu.

- Có liên quan đến nguy cơ biến chứng và nhập viện cao hơn.

- Lây nhiễm và phát triển nhanh chóng.

- Ảnh hưởng nhiều hơn đến người trẻ tuổi- tỷ lệ người trẻ nhiễm biến thể này cao hơn.

- Tăng nguy cơ nhập viện cho những người không được tiêm chủng.

Hiệu quả chống lại biến thể Delta của một số loại vaccine

Một số vaccine phòng COVI-19 có hiệu quả phòng ngừa với biến thể Delta.

Một số vaccine phòng COVI-19 có hiệu quả phòng ngừa với biến thể Delta.

Vaccine Pfizer-BioNTech

Có hiệu quả phòng ngừa gây bệnh có triệu chứng do biến thể Delta là 36% sau liều thứ nhất và 88% sau liều thứ hai.

Có hiệu quả ngăn ngừa nhập viện ( thể trung bình và nặng) ở mức 94% sau liều đầu tiên và 96% sau liều thứ hai.

Vaccine Moderna

Sử dụng công nghệ tương tự như của Pfizer; do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng nó sẽ cung cấp sự bảo vệ tương tự như vaccine Pfizer. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định chính xác mức độ bảo vệ mà vaccine này mang lại trước biến thể Delta.

Vaccine AstraZeneca

Các báo cáo cho thấy là có hiệu quả 60% đối với bệnh có triệu chứng do biến thể Delta gây ra và 93% hiệu quả chống lại các biến chứng và nhập viện sau cả hai liều.

Vaccine Johnson & Johnson

Được chứng minh là có hiệu quả chống lại biến thể Delta, mặc dù không có tác dụng bảo vệ cao như vaccine Pfizer hoặc Moderna .

Một số nhà nghiên cứu tin rằng vaccine này có kết quả tương tự như vaccine AstraZeneca, mặc dù nhiều nghiên cứu đang được tiến hành chưa có kết luận chính thức.

Những điều cần biết về một số vắc-xin COVID-19 đang tiêm chủng tại Việt Nam

Bộ Y tế hướng dẫn thực hành tiêm chủng một số loại vắc-xin phòng COVID-19 đang triển khai tại Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hiếu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN