Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn

Sự kiện: Sống khỏe

Đu đủ không những là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số người nếu ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn.

Đu đủ có thể coi là “thần dược”, bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Trong 100 g đu đủ chín có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể… Tuy nhiên đu cả chín hay đu đủ xanh đều có những tác hại nhất định tới sức khỏe nếu ăn nhiều.

Tác hại của đu đủ xanh

Đu đủ xanh thường được dùng nhiều trong các món canh giò, dưa món... thế nhưng bạn có biết loại quả này cũng ẩn chứa nhiều tác hại không ngờ khi bạn ăn sai cách. Dưới đây là những tác hại của đu đủ xanh:

Hạt đu đủ xanh có chứa chất độc capine không tốt cho sức khỏe.

Ăn nhiều đu đủ xanh có thể gây bệnh sỏi thận, bởi lượng vitamin C trong loại trái này khá cao.

Tiêu thụ nhiều đu đủ xanh có thể khiến bạn bị rối loạn dạ dày, do trong đu đủ có chứa nhiều chất xơ và nhựa mủ.

Nếu ăn nhiều đu đủ xanh trong lúc bụng yếu hoặc tiêu chảy sẽ gây ra tình trạng mất nước.

Dị ứng nhựa đu đủ xanh nếu dính ngoài da

Đu đủ xanh có thể làm tăng nguy cơ tử cung bị co thắt do đu đủ xanh có chứa nhựa. Nhựa đu đủ xanh khiến thai nhi bị ảnh hưởng, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ em sinh ra bất thường, thậm chí chết lưu thai.

Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn - 1

Tác hại của đu đủ chín

Cũng giống như đu đủ xanh, ăn đu đủ chín quá nhiều cũng sẽ dẫn đến một vài tác dụng phụ không mong muốn, đó là:

Giảm khả năng sinh con

Đu đủ chín có chứa những chất làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Do đó, nếu bạn đang có dự định sinh con, bạn nên tránh việc ăn quá nhiều đu đủ chín.

Rối loạn dạ dày

Vì chứa nhiều chất xơ nên ăn nhiều đu đủ chín có thể là nguyên nhân khiến bạn gặp phải các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng....

Đau dạ dày

Các chất papain trong quả đu đủ chín có thể làm dịu dạ dày của bạn nhưng cũng có thể gây khởi phát cơn đau nếu bạn đu đủ với số lượng nhiều.

Các vấn đề về da

Trong quả đu đủ có chứa thành phần beta-carotene, một chất dinh dưỡng giúp cung cấp vitamin A cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu dư thừa beta-carotene có thể khiến da bạn trở nên nhợt nhạt.

Bị dị ứng

Nếu bạn bị rối loạn hô hấp như hen suyễn hoặc có bất kỳ triệu chứng nào, hãy thận trọng khi ăn đu đủ. Dị ứng đu đủ có thể khiến cơ thể bạn xuất hiện các tình trạng như: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, khó nuốt....

Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn - 2

Những người đại kỵ với đu đủ

Có nhiều lợi ích như thế nhưng đối với nhóm người sau, đu đủ lại trở thành khắc tinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Người gặp vấn đề về đường hô hấp

Đu đủ chứa enzym Papain, là chất gây dị ứng mạnh và do vậy có thể làm trầm trọng thêm các rối loạn hô hấp. Những người bị những bệnh như sốt mùa cỏ khô, hen được khuyên là nên tránh loại quả này.

Người sỏi thận

Đu đủ chứa vitamin C. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều đu đủ có thể dẫn tới dư thừa vitamin C dẫn tới hình thành sỏi thận.

Trong khi đu đủ chín được coi là an toàn và bổ dưỡng thì đu đủ xanh lại có thể làm tăng nguy cơ khiến tử cung bị co thắt do có nhựa. Nếu bà bầu ăn phải nhựa của đu đủ xanh, thai nhi có thể bị ảnh hưởng dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra bất thường thậm chí thai chết lưu.

Người bị vàng da

Không những đu đủ chín, bí ngô, cà rốt, xoài… đều là những thực phẩm chứa nhiều Beta caroten. Nhiều người ăn nhiều thực phẩm này dẫn đến tình trạng vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân do ứ đọng nhiều Beta caroten. Để cải thiện triệu chứng này, bạn nên dừng ăn một thời gian. Theo dõi nếu tình trạng không được cải thiện nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.

Người có cơ địa dị ứng

Nếu bạn bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Đôi khi phấn hoa có thể dính lên vỏ đu đủ nên hãy đảm bảo bạn đeo găng tay khi gọt đu đủ. Vứt vỏ và găng tay vào thùng rác ngay sau khi gọt xong. Bạn cũng nên che miệng và mũi bằng khăn để tránh dị ứng. Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.

Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn - 3

Lưu ý khi ăn đu đủ

Các chuyên gia cho biết, đu đủ đã được lên men có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Thuốc trị tiểu đường cũng được sử dụng để giảm lượng đường trong máu.

Do đó, dùng đu đủ lên men chung với thuốc điều trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống thấp.

Ngoài ra, những người đang sử dụng thuốc để làm chậm quá trình đông máu cũng cần thận trọng khi ăn đu đủ, bởi đu đủ có thể làm tăng tác dụng của thuốc từ đó làm tăng khả năng bị bầm tím và chảy máu.

Một ngày chỉ nên ăn khoảng 500 - 700gr đu đủ, đu đủ chín nhiều lượng đường nên calo cũng nhiều hơn đu đủ xanh vì thế bạn hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng khi kết hợp với đu đủ.

Đu đủ là thực phẩm bổ dưỡng, không có nhiều axit nên có thể ăn vào lúc đói mà không lo gây hại cho dạ dày, còn nếu ăn kiêng thì không nên ăn trong bữa chính, tốt nhất nên ăn đu đủ vào buổi trưa và lưu ý không ăn hạt đu đủ.

Có thể nói, đu đủ xanh hay đu đủ chín đều tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn đúng cách và dùng cho đúng đối tượng. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ biết cách tiết chế lượng đu đủ cần ăn mỗi ngày, hạn chế ăn đu đủ khi có các vấn đề sức khỏe để tránh các tác hại của đu đủ xanh và chín mang lại.

6 lợi ích từ nước ép lá đu đủ tươi với sức khỏe

Lá đu đủ tươi là vị thuốc hữu hiệu giúp kiểm soát một số bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, lá đu đủ khó dùng trực tiếp do rất đắng và nhiều nhựa nên bạn có thể sử dụng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền  ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN