Những tác dụng chữa bệnh ít biết của bắp cải
Bắp cải là loại rau của mùa đông, ngoài giá trị dinh dưỡng cao trong bữa ăn hàng ngày, thì tác dụng chữa bệnh của bắp cải được ít người biết đến.
Từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết đến tác dụng tuyệt vời của băó cải. Vì vậy, bắp cải được người La Mã trân trọng gọi là "Loại rau thứ nhất".
Bắp cải phòng bệnh ung thư
Những nghiên cứu khoa học mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Michigan (Mỹ) đã kết luận rằng những phụ nữ ăn 4-5 bữa bắp cải/tuần sẽ giảm được 74% nguy cơ mắc chứng bệnh ung thư vú. Vì trong bắp cải có một nhóm hoạt chất indol. Qua thực nghiệm cho thấy chất này làm giảm tỷ lệ ung thư vú.
Một số công trình nghiên cứu của Viện đại học New York cho thấy, tập quán ăn bắp cải thường xuyên giúp ít bị ung thư đường tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn mỗi tuần, nguy cơ ung thư ruột giảm 70%, ăn 2 tuần/lần thì giảm 40%.
Còn Viện đại học Minnesota đã chiết xuất được từ bắp cải nhóm hoạt chất indol, giúp giảm tỷ lệ ung thư vú ở động vật thực nghiệm. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol.
Bắp cải có tác dụng chống viêm loét đường tiêu hóa
Năm 1948, người ta đã phát hiện trong cải bắp có chứa vitamin U có tác dụng chống viêm loét, kích thích quá trình tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột; do đó, bắp cải có thể dùng làm thuốc chống loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày ruột, đau đường ruột, viêm đại tràng. Dùng nước ép hoặc nước cốt bắp cải tươi uống trong ngày với liều 1000ml chia làm 4-5 lần uống (có thể pha thêm đường hay muối, dùng nóng hay lạnh). Điều trị liền trong vòng hai tháng, thấy có kết quả rõ rệt đối với bệnh nhân có ổ loét chưa sâu lắm.
Nước ép bắp cải được chứng minh có hiệu quả rõ rệt trong việc giúp lành vết loét, thành sẹo nhất là loét dạ dày, tá tràng, ruột. Từ thập niên 40, các thấy thuốc Hoa Kỳ đã công nhận tác dụng chữa loét dạ dày của bắp cải. Họ tiến hành một cuộc thí nghiệm cho những người bị loét dạ dày tá tràng đã uống 1/2 lít nước bắp cải mỗi ngày trong 3 tuần. Sau đó qua nội soi, các chuyên gia đã cho thấy có sự hình thành một lớp màng nhầy có hai chức năng vừa che chở, vừa tái tạo niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, họ còn xác định một họat chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày chỉ có trong bắp cải tươi và hàm lượng cao khi còn tươi xanh. Vì vậy nếu bạn bị loét dạ dày, tá tràng hãy uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt.
Bắp cải: Thầy thuốc của người nghèo
Theo Đông y, cải bắp vị ngọt tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, cầm máu, lợi tiểu, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp….
Sau đây là một số bài thuốc dân gian thường sử dụng từ bắp cải:
- Giảm đau nhức: Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa
- Chữa ho nhiều đờm: Dùng 80-100g bắp cải với nửa lít nước, sắc còn 1/3 cho thêm mật ong uống trong ngày kết hợp ăn bắp cải sống.
- Giảm các bệnh tim mạch: Bắp cải có tác dụng hạ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ vữa xơ mạch máu, thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
- Kháng sinh: Nước ép cải bắp có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da.
Giúp giải độc
Rất nhiều người chọn bắp cải là thực phẩm cho chế độ ăn kiêng, bởi vì bắp cải làm sạch và giải độc cơ thể. Điều này khiến cho bắp cải là một loại thực phẩm bổ dưỡng với bất cứ chế độ ăn nào. Bắp cải giàu vitamin C, người ta tin rằng bắp cải chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn cam. Bắp cải tốt cho sức khỏe bởi nó làm giảm các gốc tự do trong cơ thể nên ngoài tác dụng chống lão hóa, ngừa ung thư, nó còn giúp cơ thể giải độc hiệu quả.
Những trường hợp chống chỉ định với bắp cải
Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi. Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra.
Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải. Người táo bón, tiểu ít thì không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Bắp cải là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm mùa đông của mỗi gia đình. Không chỉ là một loại rau ngon, bổ, rẻ, dễ...