Những sự thật chưa biết về ráy tai

Ráy tai luôn luôn bẩn? Bằng mọi cách phải thường xuyên loại bỏ ráy tai ra khỏi ống tai? Ráy tai cũng chỉ là “kẻ vô dụng” mà thôi?

Thực hư của những sự thật về ráy tai dưới góc độ khoa học đã được các chuyên gia nghiên cứu làm sáng tỏ.

Những sự thật chưa biết về ráy tai - 1

Ráy tai phòng viêm nhiễm

Ráy tai có khả năng tiết ra chất bôi trơn cho đôi tai, tương tự nước mắt có tác dụng vệ sinh và bôi trơn cho đôi mắt. Ráy tai không phải là “chất thải” vô dụng mà trên thực tế nó có tác dụng giúp phòng ngừa nguy cơ viêm tai, kích ứng, chống nhiễm khuẩn cho tai. Một trong những tác dụng chính của ráy tai là ngăn ngừa bụi bẩn, ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng vào sâu bên trong.

Khi bụi bẩn lọt được vào trong ống tai nó sẽ bị  dịch nhờn của tai giữ lại, sau đó biến thành chất khô tự rơi ra ngoài qua các hoạt động của con người như khi cử động cơ hàm, khi chạy, nhảy…. Côn trùng cũng khó vượt qua được lớp bảo vệ này và nhiều khi sẽ quay ra ngoài ngay lập tức khi nhấp phải vị đắng của chất dịch.

Loại ráy tai liên quan đến gien

Tên thực tế có hai loại ráy tai chính là ráy tai khô và ráy tai ướt. Bạn là “chủ nhân” của loại ráy tai khô hay ráy tai ướt là do quyết định của một loại gien mang tên ABCC11. Loại gien này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành ráy tai mà nó còn ảnh hưởng đến quá trình sản sinh mùi mô hôi ở vùng nách.

Stress có thể tăng số lượng ráy tai

Các minh chứng khoa học cho thấy khi chúng ta bị stress “khống chế” thì lượng ráy tai trong ống tai cũng tăng lên đột biến. Dưới góc độ khoa học hiện tượng này được giải thích như sau: Khi bị stress hệ thần kinh của chúng ta phải tập trung cao độ đã kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh đồng thời cũng tác động đến tuyến dịch ráy tai sản sinh ra ráy tai.

Lạm dụng lấy ráy tai sẽ gây hại

Nhiều người luôn suy nghĩ rằng ráy tai là chất thải bụi bẩn của cơ thể, vì thế nhiều người thường có thói quen lấy ráy tai thường xuyên điều này có thể gây nên những hệ lụy khôn lường. 

Theo các chuyên gia thì chuyển động của hàm, chẳng hạn khi nói chuyện hoặc nhai có tác dụng massage, đẩy ráy tai ra phía ngoài và rơi ra. Do đó bạn đừng nghĩ rằng lấy ráy tai là phải thọc sâu vào bên trong tai, thực ra bạn không cần phải làm gì cả, ngoại trừ việc thỉnh thoảng lau sạch tai ngoài bằng khăn mềm. 

Tuy nhiên, đừng làm quá thường xuyên, vì nó sẽ lấy đi luôn lớp sáp bảo vệ lớp niêm mạc ống tai, thậm chí làm tai ẩm ướt có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Cách lấy ráy tai đúng cách

Không nên dùng vật cứng, sắc nhọn để lấy ráy tai vì nó có thể gây tổn thương ống tai thậm chí là chảy máu và nguy hiểm hơn là gây thủng màng nhĩ và điếc. 

Cách lấy ráy tai an toàn là dùng thuốc nhỏ tai chuyên dụng bán tại hiệu thuốc và thực hiện theo hướng dẫn. Không lạm dụng việc lấy ráy tai qua thường xuyên sẽ gây nên những điểm trừ không mong muốn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khổng Thu Hà (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN