Những sai lầm chết người khiến trẻ mắc sởi bị biến chứng trầm trọng hơn

Sự kiện: Sống khỏe

Sởi đã lan rộng ở 44 tỉnh thành, nhiều trẻ mắc sởi bị biến chứng nặng do sai lầm của cha mẹ.

Nhiều biến chứng nguy hiểm do sai lầm trong chăm sóc người bị sởi

Theo đánh giá của TS.Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, dịch sởi có mức độ lây lan rất nhanh, nhiều trường hợp biến chứng nặng. Trong đó, biến chứng phổ biến là viêm phổi, viêm phế quản gây ngừng thở, tắc thở, bị bội nhiễm, viêm não…

Chuyên gia cho biết, bệnh sởi hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà, với trường hợp mắc nhẹ, các bác sĩ khuyến khích phụ huynh chăm con ở nhà. Và theo tiến trình phát triển bệnh, sau 1 - 2 ngày trẻ sẽ ho, chảy nước mũi có xuất hiện thêm ban mọc trên mặt. Sau đó khoảng 7 - 10 ngày, các triệu chứng sẽ hết, trẻ tự khỏi.

Nếu trẻ có biểu hiện sốt tăng cao, khó thở, thân nhiệt không kiểm soát… thì cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để điều trị.

Những sai lầm chết người khiến trẻ mắc sởi bị biến chứng trầm trọng hơn - 1

Nhiều trẻ bị sởi biến chứng nặng.

TS. Nguyễn Văn Kính cũng chia sẻ, hiện nay nhiều phụ huynh đang sai lầm trong cách chăm sóc cho trẻ nhỏ.

Khi trẻ bị bệnh sởi, cha mẹ thường áp dụng biện pháp dân gian tránh gió, tránh nước, không vệ sinh cơ thể sạch sẽ gây ra biến chứng nặng nề.

Khi trẻ có biến chứng, cha mẹ không đưa con đị bệnh viện lại để ở nhà chữa trị, nghe theo quan niệm dân gian, khiến trẻ đến viện quá muộn gây biến chứng nguy hiểm. Nhiều người không tắm cho trẻ làm trẻ bị bội nhiễm trên da, viêm kết mạc…

Sởi đã lan rộng ở 44 tỉnh thành, lo ngại sẽ thành dịch

Theo báo cáo của ngành Y tế, hiện dịch sởi đang bùng phát mạnh. Tại Việt Nam dịch sởi đã lan rộng ra 44 tỉnh, thành, trong đó riêng TP.HCM có hơn 20.000 ca mắc. Còn tại Hà Nội, số ca mắc sởi là hơn 150 trường hợp.

Theo ghi nhận của phóng viên ngày 21/1, tại một số cơ sở y tế lớn có điều trị các bệnh truyền nhiễm như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai... hiện dịch sởi đang có những diễn biến khó lường với số ca mắc bệnh tăng nhanh, với nhiều biến chứng nặng.

Tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, theo bác sỹ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chỉ trong những ngày đầu năm 2019 đã có hơn 200 ca mắc sởi đến khám và điều trị chủ yếu ở các địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam Hoà Bình...

Cũng theo bác sỹ Kính, trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận 3-5 trường hợp bệnh nhân nhi nhập viện trong đó nhiều ca mắc biến chứng viêm phổi.

Phần lớn các ca mắc sởi của bệnh nhân đều do chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm phòng đủ mũi. Điều này cho thấy dịch sởi đang bùng phát rất nhanh, nhiều khả năng đây sẽ là chu kỳ của đại dịch sởi bùng phát 4 năm/ lần có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Kính lo ngại, nếu tình trạng này kéo dài, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sẽ tiếp tục tấn công người dân, đe doạ đến sức khoẻ và tính mạng của họ.

Còn tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Bạch Mai, bác sỹ Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, thời tiết Đông xuân rất thuận lợi cho vi rút sởi phát triển.

Trung bình tại khoa Truyền nhiễm, Bạch Mai mỗi tháng có 10 trường hợp nhập viện, số trường hợp mắc sởi chỉ những ngày đầu năm 2019 đã gần bằng một nửa số người mắc năm 2014 (năm dịch sởi bùng phát lớn nhất trong lịch sử), cảnh báo sẽ có thể dịch sởi xảy ra theo chu kỳ 4-5 năm.

Vì sao bệnh sởi đang gia tăng chóng mặt tại TP.HCM và Hà Nội?

Hiện nay số ca mắc tại một số địa phương tăng đột biến, có nơi tăng hơn 10 lần, điển hình như Hà Nội và TP.HCM.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN