Những sai lầm “chết người” khi cho trẻ ăn nhiều bà mẹ thường mắc phải
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra những sai lầm “chết người” khi cho trẻ ăn mà nhiều ông bố, bà mẹ mắc phải.
TS. Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Trung ương đã chỉ ra những sai lầm "chết người" khi nhiều ông bố, bà mẹ mắc phải, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, có thể khiến trẻ bị thừa cân, béo phì.
Ăn nhiều chất bổ dưỡng
Nhiều cha mẹ cho con ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa…. điều này là sai lầm. Bởi không phải cứ ăn nhiều đạm thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, ngược lại nếu bạn lạm dụng quá nhiều chất đạm sẽ khiến cơ thể con dư thừa protein dẫn đến béo phì hay các nhiều bệnh khác liên quan.
Lạm dụng quá nhiều chất đạm sẽ khiến cơ thể con dư thừa protein dẫn đến béo phì.
Ăn nhiều bữa
Để cung cấp năng lượng đầy đủ cho trẻ mỗi ngày, bố mẹ cần chú ý lượng calories tiêu thụ tùy theo độ tuổi.
Ngoài ba bữa chính là sáng, trưa và tối, mẹ cần cho bé ăn thêm bữa phụ tuỳ độ tuổi và số lượng hoạt động thể chất; không nên cho trẻ ăn quá nhiều bữa, làm trẻ không hấp thụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ăn trong lúc tâm lý căng thẳng, ép trẻ phải ăn
Ngày nay, các gia đình thường ít con nên mong muốn cho con những gì tốt nhất, cha mẹ sợ con bị ốm, bị chê cười nên thường xuyên ép trẻ phải ăn. Trẻ ăn trong tâm lý căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và tâm lý của trẻ.
Trẻ ăn trong tâm lý căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và tâm lý của trẻ.
Sử dụng thức ăn để khen thưởng
Sử dụng thức ăn như là phần thưởng hay phạt cũng là một trong những cách thức nhiều gia đình áp dụng. Nhưng chính điều này lại làm hại trẻ. Trẻ ăn nhiều để được thưởng sẽ khiến trẻ thừa cân, béo phì.
Bữa ăn của trẻ đang thiếu vi chất, thừa năng lượng
ThS.BS. Nguyễn Thị Lan Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khẳng định, chế độ ăn uống lệch lạc dù là thiếu hay thừa đều dẫn đến hậu quả rối loạn dinh dưỡng như: Suy dinh dưỡng, và béo phì và nhiều bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng.
Tuy nhiên, hiện nay, bữa ăn của trẻ đang thiếu vi chất, thừa năng lượng. Theo nghiên cứu trên học sinh một số trường THCS ở TP.HCM, đa số khẩu phần năng lượng và một số vi chất của trẻ em học đường nói chung vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu khuyến nghị 2016 của Viện Dinh dưỡng.
Khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ với sức khỏe con người. Đối với trẻ em, ăn uống không chỉ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và sức khỏe mà còn gián tiếp tác động đến khả năng tiếp thu và thành tích học tập của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần biết những sai lầm khi cho con ăn để tránh những bệnh tật đáng tiếc xảy ra đối với trẻ.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để trẻ có sức khỏe khỏe mạnh, cha mẹ nên tăng hoạt động thể lực. Thời gian hoạt động ở mức trung bình ít nhất 60 phút/ngày; Thay đổi lối sống, hoạt động thể lực có hiệu quả dài hạn lên cân nặng. Không cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, trẻ lớn hơn chỉ được xem không quá 2h/ngày, hoặc <14h/tuần; Trẻ ngủ đủ giấc. Trẻ từ 0-5 tuổi (11h/ngày); 5-10 tuổi (10h/ngày); >10 tuổi (9h/ngày).
Các bác sỹ cảnh báo, muối cần thiết cho sức khỏe con người, nhưng nếu dung nạp quá nhiều chất này sẽ dẫn đến bị...