Những sai lầm "chết người" dễ mắc phải khi uống nước, cần biết để tránh
Mọi người thường được khuyên là uống nhiều nước sẽ tốt cho sức khỏe, nhưng số lượng bao nhiêu, uống vào thời gian nào và thể trạng ra sao thì tùy vào từng người sẽ khác nhau.
Một cư dân mạng có tên là Hausof Hilton đã đăng lên trang Twitter của mình rằng cô được khuyên nên uống tới 7 lít nước mỗi ngày. Liệu có phải uống càng nhiều nước là càng tốt không?
Đáp trả lại câu hỏi của Hausof Hilton cũng như thắc mắc của nhiều cư dân mạng khác, tiến sĩ Wendy Doyle, thành viên của Hiệp hội dinh dưỡng Anh khuyến cáo mọi người chỉ nên uống từ 1.5- 2 lít chất lỏng mỗi ngày.
Tiến sĩ Wendy cũng nói thêm rằng, việc uống quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể, trong trường hợp xấu nhất sẽ gây co giật. Khi uống quá nhiều nước, nó sẽ dẫn tới tình trạng hạ natri trong máu, điều này gây ra tình trạng co giật.
Tiến sĩ Wendy đã có một cuộc trao đổi với trang Daily Mail về những quan niệm sai trái khi uống nước.
PV: Người lớn cần uống ít nhất 1.5 lít chất lỏng mỗi ngày?
Các chuyên gia đồng ý rằng khoảng 1.5 - 2 lít chất lỏng mỗi ngày là đủ cho hầu hết mọi người (nhiều hơn nếu trong thời tiết nóng, tập thể dục hoặc công việc đòi hỏi vận động). Vậy thì, chất lỏng ở đây có thể là nước ép trái cây, súp, sữa... đều được tính vào chất lỏng.
Lý luận trên rất hợp lý, bởi người lớn cần 3 lít chất lỏng, trong đó 1-1.5 là nước tiểu, 0.5-1 lít là mồ hôi, 400ml là trong hơi thở và 300ml trong phân. Nhưng điều đó không có nghĩa là cần uống tới 3 lít, chỉ riêng thực phẩm rắn cũng đã cung cấp khoảng 1 lít chất lỏng, 300-500ml nước khác được sản xuất trong quá trình tiêu hóa, khiến chúng ta chỉ còn cần 1.5-2 lít chất lỏng mà thôi.
PV: Uống nhiều nước hơn mức khuyến nghị 1,5-2 lít mỗi ngày giúp loại bỏ độc tố, giúp mỗi người có làn da, tóc và móng tốt hơn?
Tôi không đồng ý với quan điểm này. Thận khỏe mạnh thì nó mới loại bỏ được độc tố. Uống nhiều nước không thực sự giúp loại bỏ độc tố mà chỉ khiến chúng ta đi vệ sinh nhiều hơn mà thôi.
PV: Nước khoáng tốt hơn nước máy?
Quan niệm này cũng sai. Nước khoáng chứa một lượng nhỏ khoáng chất nhưng không đủ bổ sung vào cho cơ thể. Nước máy cũng rất tinh khiết nếu được lọc kỹ, hoàn toàn không tệ hơn so với nước khoáng đóng chai.
PV: Có thể uống quá nhiều nước?
Sai. Uống nhiều nước (và điều đó có nghĩa là hơn 4 - 6 lít) trong một thời gian ngắn có thể làm đảo lộn sự cân bằng natri của cơ thể và gây ra một tình trạng có thể gây tử vong gọi là hạ natri máu hoặc nhiễm độc nước. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, đầy hơi, mất ý thức và co giật do sưng não.
PV: Chỉ cần uống khi khát?
Vào lúc bạn cảm thấy khát nghĩa là cơ thể đã bị mất nước. Thông thường, đây không phải là vấn đề, bởi vì chúng ta uống và thay thế chất lỏng bị mất. Nhưng ở người già, phản ứng khát có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng.
PV: Người già có vấn đề tiểu không tự chủ nên hạn chế uống nước?
Sai. Đây là một quan niệm sai lầm nguy hiểm, Kiran Shukla, người đứng đầu bộ phận dinh dưỡng và chế độ ăn kiêng tại South Essex Mental Health and Community Care Trust nói.
'Mất nước là một vấn đề phổ biến đối với người cao tuổi, đặc biệt là nếu họ mắc chứng mất trí nhớ ở tuổi già và sống một mình. Nhưng điều rất quan trọng đối với họ là có đủ chất lỏng, đặc biệt nếu họ đang dùng thuốc lợi tiểu".
Shukla khuyên mọi người nếu lo lắng về việc phải thường xuyên đi vệ sinh vào ban đêm thì nên uống đủ chất lỏng vào ban ngày, sau đó hạn chế uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
PV:Có thể nhận biết được bản thân uống đủ nước không nhờ vào màu sắc nước tiểu?
Tiến sĩ Wendy nói rằng màu sắc của nước tiểu có lẽ là cách dễ nhất để theo dõi xem bản thân có nhận đủ chất lỏng hay không. Nếu nó có màu sẫm hơn mức bình thường, điều này có nghĩa là bạn cần uống nhiều nước hơn.
Nước luôn được tôn thờ là “thần dược” tự nhiên và bổ dưỡng bậc nhất với cơ thể con người. Thế nhưng uống...
Nguồn: [Link nguồn]