Những sai lầm cần tránh khi cho bé ăn dặm
Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nó sẽ ảnh hưởng đến cả thói quen ăn uống và chế độ ăn cả đời sau này.
1. Đường: Bạn nhất định không nên cho trẻ ăn đường cho đến khi hơn một tuổi, tốt nhất là sau hai tuổi. Ăn đường quá sớm có thể làm hỏng răng, dẫn đến việc hấp thu nhiều hơn calo thừa, dễ dẫn đến việc béo phì ở trẻ nhỏ và nhiều tình trạng phức tạp khác.
2. Muối: Thận của bé chưa phát triển đầy đủ, không thể chuyển hóa muối và có thể sẽ dẫn đến đầy bụng, thiếu nước. Nên tránh muối trong năm đầu tiên, sau đó cũng chỉ nên nêm một ít muối vào thức ăn của trẻ. Trẻ ăn càng nhạt thì càng lành.
3. Các sản phẩm từ đậu nành: Các sản phẩm này vẫn gây tranh cãi, nên tốt hơn trẻ nên tránh chúng cho đến khi các hệ thống phát triển hoàn thiện để có thể tiêu hóa các loại thức ăn phức tạp, chỉ nên cho trẻ ăn sau một tuổi.
4. Sữa bò: Trái ngược với nhiều người nghĩ, sữa bò không thích hợp cho trẻ dưới một tuổi. Nó thiếu dinh dưỡng, vitamin có trong sữa mẹ, có những enzyme không hợp với bao tử của trẻ. Lactose có trong sữa bò cũng có thể gây tiêu chảy, đau bụng.
5. Mật ong: Các vi sinh khuẩn trong mật ong có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
6. Các loại đậu, hạt: Trẻ có thể bị hóc, ngay cả khi các loại đậu này đã được giã nhỏ. Nên tránh các loại đậu cứng cho đến khi trẻ đã có thể nhai nuốt thực phẩm đúng cách. Đồng thời cần chú ý xem trẻ có bị dị ứng đậu hay không, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử dị ứng
7. Trái cây họ cam chanh, trái cây mọng nước: Dù không có hại, bạn vẫn nên tránh các loại trái cây này trong thời kỳ đầu cai sữa. Chúng có thể gây dị ứng, kích ứng ở một số trẻ.
Các loại trái cây nên ăn là chuối, táo, lê…
8. Hải sản: Nên tránh hải sản cho tới sau chín tháng tuổi và tránh trong thời kỳ cai sữa. Cá có thể bị ô nhiễm và gây kích ứng cho bao tử trẻ bắt đầu ăn dặm.
9. Trứng: Trẻ sau sáu tháng có thể ăn trứng luộc kỹ nhưng nên tránh trứng chưa nấu chín kỹ.
10. Thịt: Thịt có thể hơi khó tiêu hóa trong những ngày đầu ăn dặm, chúng cũng có mùi vị mạnh khiến bao tử trẻ khó chịu. Nên cho trẻ ăn thịt sau một tuổi.
11. Rau tạo khí: Các loại rau như bắp cải và súp lơ, tỏi có thể gây đầy hơi ở trẻ còn nhỏ. Tốt hơn nên cho trẻ ăn những loại rau này sau khi trẻ đã quen với thức ăn cứng.