Những phương pháp hạ sốt sai lầm thường mắc phải

Cảm sốt là một căn bệnh phổ biến và mỗi chúng ta đều có "bí quyết" riêng để đối phó, từ những phương thức tự nhiên tới việc dùng thuốc. Nhưng có nhiều khi, chúng ta dùng sai cách, khiến cảm sốt càng nặng hơn.

Có những quan điểm sai lầm về cảm sốt và cách thức chữa trị đúng đắn mà mỗi người đều cần nên biết.

1. Khi cơ thể cảm thấy nóng lên, đó là do cảm sốt?

Điều này không thực sự như thế. Nhiệt độ cơ thể chúng ta thay đổi liên tục trong ngày. Do đó, có đôi lúc chúng ta cảm thấy mình nóng lên. Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C tới 37,8 độ C. Nhiệt độ cao hơn mức này có thể coi là cảm sốt.

2. Nên uống kháng sinh khi cảm sốt?

Kháng sinh không hề giúp giảm cảm sốt, ngược lại, thực ra nó còn làm cảm sốt tồi tệ hơn. Bạn chỉ nên uống kháng sinh nếu bạn bị nhiễm khuẩn nào đó, ví dụ vi khuẩn gây ra đau họng. Kháng sinh ngoài việc giết chết vi khuẩn gây bệnh còn giết cả những vi khuẩn có lợi trong bao tử, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra chứng đầy axít.

Những phương pháp hạ sốt sai lầm thường mắc phải - 1

 

Thuốc hạ sốt là thuốc dùng riêng để trị cảm sốt, những loại thường dùng nhất có những chất paracetamol, salicyclates như aspirin và các loại thuốc không chứa steroidal chống sưng viêm như ibuprofen, nabumetone. 

3. Đắp nhiều chăn khi bị cảm giúp đổ mồ hôi và hạ sốt?

Ngay cả khi đắp nhiều chăn giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thực sự nó có thể khiến nhiệt độ cơ thể bạn còn tăng cao hơn. 

4. Nên ăn khi bị cảm lạnh, nhưng nên nhịn đói khi bị sốt?

Nhịn đói trong bất cứ tình trạng nào cũng không tốt. Cơ thể bạn cần năng lượng để chiến đấu với bệnh tật. Điều quan trọng là bạn cần uống thật nhiều nước, chất lỏng như ăn súp nóng, nước, tránh nước tăng lực hay nước ngọt. Bạn cũng cần tránh ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa, tránh thức ăn cay và nhiều dầu.

5. Đặt một miếng hành tây trong với sẽ giúp hết sốt?

Nhiều người làm việc này và nói rằng nó sẽ giúp hạ sốt. Nhưng không có chứng cứ khoa học nào cho thấy hành tây "hút hết" cơn sốt và hành động này thực sự có tác dụng nào.

6. Khi bị sốt, không nên ăn sữa đông?

Khi đang dùng thuốc hạ sốt, vi sinh khuẩn trong đường ruột của bạn có thể bị nhiễu loạn. Sữa đông là nguồn cung cấp vi sinh khuẩn sinh học rất tốt, có thể bổ sung cho vi khuẩn mất mát trong đường ruột. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau họng hoặc cảm lạnh, bạn nên tránh sữa đông vì nó có thể làm bệnh trầm trọng hơn. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lan Thảo (Pháp luật thành phố)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN