Những nhóm người nào không được uống sữa?
Sữa là một sản phẩm bổ dưỡng và rất thông dụng trong cuộc sống nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể uống được sản phẩm này.
Người có vấn đề về dạ dày
Bởi vì sữa có tính chất hàn, khó tiêu, ợ khí và chức năng thận của người đau dạ dày kém nên uống càng ít sữa càng tốt. Sữa vào dạ dày, dưới tác động của enzym có khả năng phát sinh khí nên người bị chướng bụng, tiêu chảy tốt nhất không nên uống sữa. Ngoài ra người bị viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính cũng được khuyên không nên ăn các sản phẩm đậu nành để không kích thích dạ dày tiết axit hoặc gây đầy hơi.
Người có triệu chứng bệnh gút không nên uống sữa
Bệnh gút là do rối loạn chuyến hóa purine, mà đậu tương rất giàu purine. Sữa đậu nành được làm từ đậu nành xay thành bột nhão, vì vậy bệnh nhân gút không nên uống sữa.
Người đang uống thuốc kháng sinh
Sữa không được uống cùng với erythromycin và các kháng sinh khác bởi vì sẽ gây ra phản ứng hóa học. Nếu đã uống sữa thì phải sau ít nhất 1 tiếng đồng hồ mới được uống thuốc hoặc ngược lại uống thuốc rồi thì phải sau 1 giờ mới được uống sữa.
Người thiếu kẽm không nên uống sữa thường xuyên
Đậu tương chứa các chất gây ức chế là hooc môn Saponin và Lectin không tốt cho cơ thể con người. Vì thế những người thường xuyên uống sữa đậu nành đừng quên việc bổ sung vi lượng kẽm cho cơ thể.
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật hoặc phục hồi sức khỏe
Người vừa trải qua phẫu thuật hoặc mới ốm dậy thường có sức đề kháng yếu, công năng dạ dày không tốt lắm. Vì thế trong thời gian này tốt nhất là không uống sữa để tránh bị buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Lưu ý trong việc bảo quản sữa
Sữa và sữa đậu nành nói chung rất dễ bị hỏng vì chúng rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập. Vì thế uống sữa tươi là tốt nhất. Trong mùa hè nên uống sữa trong vòng 2 giờ kể từ sau khi chế biến.
Nếu muốn bảo quản để uống sau thì nên đổ sữa vào một hộp kín và chỉ đổ lượng sữa bằng 80% sức chứa của hộp. Khi đậy nắp thì đặt nắp lên nhưng không xoáy chặt ngay mà đợi khoảng 10 giây rồi mới xoáy. Hãy để cho nhiệt độ của sữa trở về bằng nhiệt độ phòng rồi mới đặt vào trong ngăn đá để lưu trữ. Làm theo cách này, có thể bảo quản sữa trong 1 tuần. Cũng cần nói thêm rằng khi lấy sữa từ tủ ra bảo quản thì nên đun lại một lần để khử trùng trước khi uống.