Những nguyên nhân khiến bạn và gia đình bị ho đàm
Mùa lạnh, thời tiết khắc nghiệt khiến nhiều người hay mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp, một trong số đó là ho có đàm. Ho đàm thường khiến cho người bệnh khó chịu, luôn có cảm giác đàm bị vướng trong cổ nhưng không thể tống ra ngoài.
Ho đàm có nguyên nhân từ việc tăng tiết chất nhầy trong hệ hô hấp do bị cảm lạnh, sổ mũi viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản… Người bệnh thường có cảm giác nặng ngực, khó thở và mệt mỏi do đàm cản trở quá trình hô hấp của cơ thể.
Khi đàm trong hệ hô hấp tăng quá mức bình thường thì cơ thể xảy ra một phản xạ tự nhiên là ho để đẩy đàm vướng ở cổ ra ngoài.
Dù vậy, những cơn ho vẫn không đủ sức tống sạch đàm ra ngoài vì đàm thường nhầy và có độ dính rất cao. Đây chính là lý do khiến người bị ho đàm luôn bị ho liên tục cho đến khi tống được cục đàm ra khỏi cổ họng mới hết khó chịu. Tuy nhiên, hết cục đàm này thì chất nhầy lại tiếp tục được tiết ra và tạo nên cục đàm khác. Quá trình này kéo dài làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, biếng ăn, sinh hoạt bị đảo lộn. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây tăng sự tiết dịch nhầy trong hệ hô hấp dẫn đến ho đàm:
1. Thời tiết thay đổi
Thời tiết thường xuyên thay đổi khiến cho chức năng sinh lý của hệ hô hấp như mũi, họng, phế quản bị suy yếu dễ bị mầm bệnh (virus, vi khuẩn) tấn công dẫn đến ho có đàm do niêm mạc đường hô hấp bị viêm và tăng tiết dịch.
2. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng đường hô hấp làm viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến thay đổi tính chất của đàm (đàm đặc quánh và có màu vàng) gây ra ho đàm.
3. Dị ứng
Việc dị ứng với phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá hay thực phẩm không hợp khiến cơ thể phản ứng lại gây ra đàm. Một số thực phẩm được chế biến từ sữa, trứng, ngũ cốc,… có thể làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn.
4. Hút thuốc lá
Khói thuốc lá, thuốc lào chứa hàng nghìn hóa chất độc hại đối với cơ thể, khi vào phổi tạo nên phản ứng viêm của phế quản và mô phổi. Hút thuốc là kéo dài có thể gây viêm màng nhầy và tăng sản xuất đàm trong mũi và cổ họng.
Cách phòng tránh và chữa trị
Muốn hết ho đàm nhanh chóng thì điều quan trọng nhất là phải làm sạch đàm. Nếu ho đàm là triệu chứng của các bệnh như viêm họng, viêm xoang, cảm lạnh… người bệnh cần làm loãng đàm để tống sạch chúng ra ngoài càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như uống nước ấm, uống nước mật ong và chanh, xông mũi họng bằng nước ấm… Tuy nhiên, những phương pháp này thường cho tác dụng chậm và đòi hỏi người bệnh phải có thời gian và lòng kiên nhẫn. Một phương pháp khác có thể giúp người bệnh long đàm nhanh chóng hơn là sử dụng thuốc long đàm với thành phần chính như bromhexin. Thuốc long đàm thường cho tác dụng loãng đàm nhanh chóng và hiệu quả hơn các phương pháp khác. Chúng có tác dụng làm loãng các dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản – phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt, độ quánh đặc của đàm nhầy trong phế quản. Vì vậy, các chất nhầy, đàm có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng sự khạc đàm.
Đối với các trường hợp người bệnh dễ bị ho do thay đổi thời tiết và dị ứng, chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đường hô hấp như khói, bụi. Chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc buổi tối khi đi ngủ. Việc bồi bổ sức khỏe, sinh hoạt điều độ để có được thể chất tốt, nâng cao sức đề kháng là yếu tố quan trọng để phòng bệnh khi giao mùa và đề phòng ho.
Hoạt chất Bromhexine – Giải pháp điều trị ho đàm hiệu quả cho mọi gia đình
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, hoạt chất Bromhexine với tác dụng phối hợp giúp loãng đàm hiệu quả trong điều trị ho đàm. Thuốc ho loãng đàm được bào chế dưới dạng viên nhỏ tiện lợi cho người lớn và cả dạng siro vị dâu dịu ngọt thích hợp cho trẻ nhỏ (có thể dùng cho trẻ dưới 2 tuổi). Khi cân nhắc lựa chọn thuốc điều trị, chúng ta nên ưu tiên lựa chọn các thuốc từ những nhà sản xuất của các quốc gia uy tín để đạt hiệu quả điều trị tối ưu cũng như bảo vệ gia đình bạn tốt nhất.
Bảo trợ thông tin: Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Sức Khỏe Trung Ương (T5G) - BYT