Những nguy hiểm khi bị hóc xương cá, nên xử lý ra sao?

Sự kiện: Sống khỏe

Xương cá mắc vào họng không được xử lý kịp thời sẽ gây tắc khí quản và ngạt thở.

7 điểm nguy hiểm khi bị hóc xương cá

1. Xương cá rất dễ mắc vào họng, nếu không lấy ra kịp thời xương sẽ đâm sâu và gây áp xe cục bộ. Khi khối áp xe phát triển đến một mức độ nhất định nó cũng có thể làm tắc khí quản và ngạt thở dẫn đến tử vong.

2. Khi xương cá đâm vào thực quản thì có thể gắp ra ngoài qua ống soi thực quản. Nếu nuốt phải xương cá khi ăn cơm sẽ dẫn đến tình trạng đâm sâu hơn, có khả năng liên quan đến động mạch chủ.

3. Hóc xương cá gây thủng dạ dày, nếu không có biện pháp điều trị tích cực tình trạng thủng dạ dày sẽ dễ dẫn đến viêm phúc mạc và dẫn đến tử vong cho con người.

Những nguy hiểm khi bị hóc xương cá, nên xử lý ra sao? - 1

4. Xương cá không được xử lý có thể làm thủng ruột non, gây viêm phúc mạng, đe dọa đến tính mạng con người.

5. Xương cá chạy xuống ruột thừa không may sẽ gây thủng ruột thừa dẫ đến viêm phúc mạc lan tỏa.

6. Xương cá cũng có thể chọc thủng ruột già, dẫn đế nhiễm trung nặng trong ổ bụng.

7. Trường hợp hi hữu, xương cá khi được tiêu hóa và thải qua đường hậu môn có thể đâm vào bộ phận này gây áp xe quanh hậu môn, đồng thời gây ra các đường rò hậu môn.

Đừng dùng những cách này khi bị hóc xương cá

Nuốt cơm nắm

Phương pháp này được áp dụng tương đối phổ biến nhưng không được khuyến khích vì việc nuốt cơm nắm hoặc bánh hấp có thể làm hỏng cổ họng và gây ra nhiễm trùng, đầy hơi, đỏ và viêm.

Uống giấm

Những nguy hiểm khi bị hóc xương cá, nên xử lý ra sao? - 2

Giấm quả thực có thể làm mềm xương cá, nhưng khi chúng ta uống giấm, nó chỉ tạm thời lưu lại trong thực quản nên khó có thể phát huy tác dụng. Uống nhiều giấm cũng dễ dẫn đến kích ứng dạ dày, gây ra các triệu chứng như trào ngược axit.

Ho

Những nguy hiểm khi bị hóc xương cá, nên xử lý ra sao? - 3

Nhiều người cố gắng khạc ra xương cá sau khi chúng bị mắc kẹt. Trên thực tế, việc ho, khạc sẽ vô ích nếu xương cá bị kẹt quá sâu. Luồng không khí tạo ra khi ho khó khăn đối với xương cá mắc kẹt trong cổ họng, vì xương cá quá nhỏ và diện tích lực nhỏ nên ho sẽ không có tác dụng.

Dùng ngón tay kéo ra

Phương pháp này tương đối “thô lỗ” và dễ làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến đau trầm trọng hơn và thường không được khuyến khích.

Ngoài những phương pháp này, còn có nhiều phương pháp dân gian như nuốt lá hẹ, uống nước ngọt, uống nước tỏi… Những phương pháp này cũng không đáng tin cậy và không nên thử. Nếu không cẩn thận, xương cá có thể ngày càng sâu và làm xước thực quản, chẳng may làm thủng mạch máu cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.

Làm gì khi bị hóc xương cá?

Bác sĩ Li Hongzheng đến từ Bệnh viện trực thuộc Đại học Dược Quảng Đông nhắc nhở rằng, nếu bạn bị hóc xương cá thì không nên tự ý xử lý. Sau khi bị hóc xương cá, cách tốt nhất nên làm là hai thứ này, có thể hạn chế tối đa tổn thương cho cơ thể.

Những nguy hiểm khi bị hóc xương cá, nên xử lý ra sao? - 4

Nhờ người khác hỗ trợ

Sau khi bị hóc xương cá, bạn có thể nhờ những người xung quanh dùng thìa, bàn chải đánh răng… đè vào gốc lưỡi rồi dùng đèn pin soi họng xem có nhìn thấy xương cá không, và sau đó dùng nhíp gắp bỏ sau khi thấy xương cá. Nếu vẫn không thể lấy ra sau khi cố gắng, bạn nên đi khám kịp thời và không nên tiếp tục cố gắng.

Đến bệnh viện kịp thời

Trên thực tế, đến bệnh viện là điều tốt nhất nên làm sau bị hóc xương. Đối với một số xương cá bị kẹt quá sâu, bác sĩ sẽ dùng ống soi thanh quản để loại bỏ xương cá.

Người phụ nữ dùng thìa để tự chữa hóc xương cá nhưng nuốt luôn vào họng

Tình huống hy hữu này hoàn toàn có thật, nó vừa mới xảy ra tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HỒNG NGỌC (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN