Những người này nên dừng ăn mì ăn liền ngay lập tức!
Mì ăn liền được chiên qua dầu với nhiệt độ cực cao, vì thế lượng chất béo bão hoà (khó tan) trong mì khá nhiều.
Dù có thèm đến mấy thì những người này cũng không nên ăn mì ăn liền
Trao đổi với PV, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa cho biết, mì ăn liền là loại thực phẩm ăn liền, được chiên, rán chín ở nhiệt độ rất cao. Nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Từ đó, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cũng chỉ ra những người không nên ăn mì ăn liền.
Người béo phì, tim mạch
Mì ăn liền được chiên qua dầu với nhiệt độ cực cao, vì thế lượng chất béo bão hoà (khó tan) trong mì khá nhiều. Đây là chất béo làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của mì ăn liền không cân đối, chủ yếu từ tinh bột. Thành phần này càng dễ chuyển hoá thành chất béo, không có lợi cho cơ thể.
Người mắc bệnh dạ dày
Ăn nhiều mì ăn liền không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…
Người mắc bệnh thận
Trong mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn vô tình làm hại thận và không tốt cho người mắc bệnh thận.
Trẻ con không nên ăn mì ăn liền
Do mì ăn liền là thực phẩm ăn liền, có chứa nhiều dầu mỡ nên khi trẻ em ăn vào thường kích thích vị giác, không ăn các món ăn khác và dần trở nên biếng ăn.
Cách ăn mì ăn liền để không ảnh hưởng đến sức khỏe:
Khi ăn mì ăn liền, người dân cần nấu cùng với thịt, rau xanh để tăng chất xơ, chất khoáng và vitamin đồng thời, làm cân bằng chất béo, giúp cho cơ thể ít hấp thụ chất béo bão hòa. Nên vứt bỏ gói mỡ hành ở trong mì, vì mỡ này rất bất lợi cho cơ thể.
Ngoài ra, gói muối trong mì cũng hơi nhiều, nên cũng chỉ nên dùng một nửa, không nên ăn mặn quá.
Bột sắn dây là thức uống cực mát trong ngày hè nhưng không phải ai cũng uống được.