Những nghiên cứu đột phá trong điều trị ung thư

Sự kiện: Ung thư

Hội nghị ung thư lớn nhất thế giới ở Chicago (Mỹ) chia sẻ những phát hiện ấn tượng về vắc-xin, thử nghiệm thuốc và AI trong việc điều trị ung thư.

Tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Mỹ năm 2024, các bác sĩ, nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã chia sẻ những phát hiện mới về cách giải quyết căn bệnh. Sự kiện tại thành phố Chicago, với sự tham gia của khoảng 44.000 chuyên gia y tế, có hơn 200 bài nghiên cứu tập trung vào chủ đề năm nay. Dưới đây là tóm tắt các nghiên cứu chính.

Chương trình thử nghiệm vắc-xin ung thư đầu tiên trên thế giới

Sau nhiều thập kỷ phát triển, vắc-xin ung thư của NHS (Dịch vụ Y tế Anh) ngày càng cho thấy những dấu hiệu hiệu quả và tiềm năng giúp bệnh nhân chống lại căn bệnh này suốt đời.

Ông Elliot Pfebve, bệnh nhân đầu tiên ở Anh được tiêm vắc xin cá nhân cho bệnh ung thư ruột.

Ông Elliot Pfebve, bệnh nhân đầu tiên ở Anh được tiêm vắc xin cá nhân cho bệnh ung thư ruột.

Theo kết quả thử nghiệm mà các bác sĩ đã gọi là “cực kỳ ấn tượng”, vắc-xin ung thư mRNA được cá nhân hóa đầu tiên trên thế giới dành cho khối u ác tính đã giúp giảm một nửa nguy cơ tử vong hoặc bệnh quay trở lại. Dữ liệu được trình bày tại hội nghị cho thấy, những bệnh nhân được tiêm vắc-xin sau khi loại bỏ khối u ác tính ở giai đoạn 3 hoặc 4 có nguy cơ tử vong hoặc bệnh tái phát sau ba năm giảm tới 49%.

Sau ba năm theo dõi, dữ liệu vắc-xin cho thấy ung thư không tiến triển ở những người mắc khối u ác tính.

Sau ba năm theo dõi, dữ liệu vắc-xin cho thấy ung thư không tiến triển ở những người mắc khối u ác tính.

Cuộc thử nghiệm thứ hai cho thấy vắc-xin có thể cải thiện đáng kể khả năng sống sót cho bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật. Trong khi ngày càng nhiều thử nghiệm vắc xin được triển khai trên toàn cầu, NHS thông báo rằng hàng nghìn bệnh nhân ở Anh sẽ nhanh chóng được đưa vào các nghiên cứu như một phần của kế hoạch “mai mối” đầu tiên trên thế giới, được gọi là Bệ phóng Vắc xin Ung thư.

Trong chương trình này, bệnh nhân sẽ được tiếp cận ngay với các thử nghiệm lâm sàng cho các loại vắc-xin mà các chuyên gia tin rằng sẽ là một bình minh mới của các phương pháp điều trị ung thư.

Xét nghiệm dự đoán nguy cơ ung thư ngày càng chính xác

Hai xét nghiệm mới đã được ra nhằm cung cấp dấu hiệu cảnh báo sớm cho hai loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới - ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Xét nghiệm đầu tiên, dành cho ung thư tuyến tiền liệt, phân tích mẫu DNA được thu thập qua nước bọt. Nó hoạt động bằng cách tìm kiếm các tín hiệu di truyền trong nước bọt có liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt và đem lại kết quả chính xác hơn so với các bài kiểm tra tiêu chuẩn.

Xét nghiệm thứ hai là xét nghiệm máu, nhằm dự đoán nguy cơ ung thư vú tái phát ba năm trước khi khối u xuất hiện trên phim chụp. Bước đột phá này có thể giúp nhiều phụ nữ đánh bại căn bệnh này vĩnh viễn.

AI khuyến khích mọi người đi khám ung thư

Một nghiên cứu đánh giá việc sử dụng công cụ dựa trên trí tuệ nhân tạo để hướng dẫn bệnh nhân là rất có triển vọng trong việc giúp bệnh nhân lên lịch và chẩn đoán ung thư nếu họ bỏ lỡ các lịch hẹn trước đó.

Nghiên cứu có sự tham gia của 2.400 bệnh nhân tại một trung tâm ung thư ở quận Bronx, New York (Mỹ), nơi hầu hết mọi người đến từ cộng đồng dân tộc thiểu số và các hộ gia đình có thu nhập thấp. Nó sử dụng MyEleanor, một công cụ ảo bắt đầu các cuộc trò chuyện dựa trên AI, được cá nhân hóa để tư vấn bệnh nhân.

Hơn một nửa số bệnh nhân (57%) đã sử dụng MyEleanor. Trong số những người đã tham gia, 58% đã chọn chuyển sang nhà tư vấn con người để lên lịch nội soi. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng công cụ này có thể giúp giảm tỷ lệ ung thư ruột mà người dân trong các cộng đồng này gặp phải.

Thuốc làm tan khối u ruột và ngăn chặn ung thư phổi phát triển

Một số loại thuốc đã đem lại kết quả tích cực trong việc chống lại bệnh ung thư. Theo các bác sĩ, một loại thuốc trị liệu miễn dịch, pembrolizumab, có khả năng “làm tan chảy” các khối u, giúp tăng đáng kể cơ hội chữa khỏi một số bệnh ung thư ruột và thậm chí có thể thay thế nhu cầu phẫu thuật.

Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy việc sử dụng thuốc trước khi phẫu thuật thay vì hóa trị đã dẫn đến sự gia tăng số lượng bệnh nhân được xác nhận là không còn ung thư.

Trong khi đó, dữ liệu được trình bày tại hội nghị cho thấy 60% bệnh nhân được chẩn đoán mắc các dạng ung thư phổi sau khi sử dụng thuốc lorlatinib vẫn còn sống 5 năm sau đó mà bệnh không tiến triển thêm. Tỷ lệ này chỉ là 8% ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc tiêu chuẩn.

Các bác sĩ ca ngợi kết quả thử nghiệm là “chưa từng thấy”, nói thêm rằng loại thuốc này đã ngăn chặn bệnh ung thư phổi pháttriển lâu hơn bất kỳ phương pháp điều trị nào khác trong lịch sử y tế.

Các bác sĩ cũng cho biết thuốc giảm cân là vũ khí mới trong cuộc chiến chống ung thư toàn cầu, với “tiềm năng khổng lồ” trong việc ngăn ngừa các ca bệnh mới và thu nhỏ khối u, sau khi nghiên cứu cho thấy những loại thuốc tiêm này có thể làm giảm 1/5 nguy cơ phát triển căn bệnh.

Những người sống sót sau ung thư có thể mang thai và sinh con thành công

Ung thư khởi phát sớm là trọng tâm thảo luận chính ở Chicago. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ở Anh đã tăng 24% trong hai thập kỷ, con số lớn hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác. Xu hướng này đã thúc đẩy mối quan tâm mới về khả năng sinh sản: việc duy trì khả năng mang thai thường rất quan trọng đối với những người trẻ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Một số phương pháp điều trị, bao gồm hóa trị, xạ trị và phẫu thuật, có thể có tác động tạm thời hoặc vĩnh viễn đến khả năng sinh sản của một người.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét kết quả mang thai và sinh con lâu dài ở những người sống sót sau khi điều trị ung thư vú. Họ nhận thấy hầu hết bệnh nhân (73%) cố gắng sinh con sau khi điều trị đều có thai ít nhất một lần.

Thu thập dữ liệu từ khắp thế giới, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã xác định một món ăn đơn giản có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà My (theo TheGuardian) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN