Những ngày cận Tết, bác sĩ BV Việt Đức kể về hình ảnh “sâu rượu” xiêu vẹo lề đường

“Không biết tôi có điêu quá không khi nói rằng đó là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng của đàn ông Việt ngày Tết, một “tệ nạn” của những trụ cột trong gia đình”, BS Khánh nói.

Không một cơ thể khoẻ mạnh nào có thể chịu đựng được thói quen uống bia rượu

BS Trần Quốc Khánh, phẫu thuật viên khoa phẫu thuật cột sống (BV Hữu nghị Việt Đức) vừa chia sẻ bài viết để cảnh báo đàn ông Việt về tác hại của rượu.

Bài viết thu hút 1.300 bình luận và hơn 3.100 lượt chia sẻ. Nhiều người bày tỏ tâm đắc từ lời khuyên của BS Khánh trong bảo vệ sức khoẻ lá gan từ mối nguy bia rượu.

Theo BS Khánh, không một cơ thể khoẻ mạnh nào có thể chịu đựng được thói quen uống bia rượu của người Việt

Theo BS Khánh, không một cơ thể khoẻ mạnh nào có thể chịu đựng được thói quen uống bia rượu của người Việt

BS Khánh kể: “Mấy ngày cuối năm này cứ tầm gần 8h tối ra về là tôi lại chúng kiến những nhóm người thất thểu đi ra, hơi thở nồng nặc cồn, có người đi không vững phải hai người dìu, có người cúi gục đầu vào bên đường nôn oẹ, người xiêu vẹo vẫy taxi... Không biết tôi có điêu quá không khi nói rằng đó là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng của đàn ông Việt ngày Tết, một “tệ nạn” của những trụ cột trong gia đình. Rồi thêm tin nữa, ngày hôm kia, tôi biết tin một người quen là doanh nhân đã phải nhập viện cấp cứu vì suy gan cấp do uống quá nhiều rượu khi tiếp khách dịp cuối năm”,

Theo BS Khánh, không một cơ thể khoẻ mạnh nào có thể chịu đựng được thói quen uống bia rượu của người Việt:

Uống mỗi lần vô cùng nhiều cũng như uống rất nhiều lần trong ngày-trong tuần. Một trong những cơ quan bị tổn thương sớm nhất-nghiêm trọng nhất đó chính là Gan, anh chị ạ. Gan vô cùng quan trọng, nó giống như một kho “hậu cần” tiếp nhận mọi loại chất chúng ta thu nạp vào, phân loại chúng, thải bỏ chất độc và tạo ra những “tinh chất” để dòng máu mang đi nuôi các tế bào.

Nói về vai trò, mọi người hãy xem gan là “Người anh hùng thầm lặng”, tuy nhiên hầu hết trong mọi người đang đối xử vô cùng tệ bạc với nó, để rồi ngày nay, gan của rất nhiều trong chúng ta đã bị tổn thương nghiêm trọng và tổn thương đến rất sớm. Và một tỷ lệ lớn trong đó đã bị suy, bị xơ, bị ung thư… anh chị ạ. Mọi người có biết không? Khi gan đã bị suy mạn hay ung thư, tiên lượng sẽ vô cùng kém, trừ khi có gan ghép.

Với bệnh lý gan, BS Khánh nhấn mạnh, chỉ có những giải pháp dự phòng-hạn chế nguy cơ bị tổn thương gan trong lối sống hằng ngày mới chính là “chìa khoá” ưu việt nhất giúp lá gan quý giá của chúng ta khoẻ mạnh.

Làm thế nào để bảo vệ gan?

Chất cồn (alcohol) sau khi uống sẽ tiếp xúc với gan rất nhanh, các tế bào gan vô cùng vất vả để xử lý cũng như thải độc. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta hiện nay đang dùng một lượng rượu bia lớn trong mỗi lần uống, vượt quá khả năng xử lý & chịu đựng của gan => tế bào gan bị tổn thương-phá huỷ rất khủng khiếp sau mỗi lần uống và sự tái tạo của tế bào gan không thể đấu lại được với mức độ phá huỷ này.

BS Trần Quốc Khánh, phẫu thuật viên khoa phẫu thuật cột sống (BV Hữu nghị Việt Đức).

BS Trần Quốc Khánh, phẫu thuật viên khoa phẫu thuật cột sống (BV Hữu nghị Việt Đức).

BS Khánh Khuyến cáo: Mọi người chỉ nên dùng một ly rượu mỗi ngày với nữ giới và 2 ly với nam giới (rượu 40 độ trở lại), nguy hại cho gan nói riêng và cho cơ thể nói chung sẽ xuất hiện khi ta dùng quá 8 ly mỗi tuần với nữ giới và 15 ly với nam giới.

“Tôi đã từng chứng kiến một….bác sĩ bị suy gan cấp phải nhập viên do uống rượu ngâm cùng một lúc mấy loại “thuốc quý” như bìm bịp, rắn, nhân sâm, tắc kè…

Nếu ngâm rượu, xin hãy ngâm riêng rẽ từng loại thực vật-động vật, và mỗi bữa chỉ nên dùng một trong các loại rượu ngâm đó mà thôi, và cũng chỉ dùng với số lượng rất ít. Tuyệt đối không uống nhiều loại rượu ngâm trong mỗi lần uống. Và nếu có ngâm rượu, cũng khuyến cáo mọi người nên ưu tiên ngâm thảo dược hơn là ngâm các loài động vật, nội tạng”, BS Khánh kể.

Tỷ lệ người bị viêm gan B hiện nay trong cộng đồng người Việt rất cao, việc uống rượu nhiều ở những người đó gần như là đang tự sát, vậy nên những người bị viêm gan B xin hãy bỏ rượu bia trước khi quá muộn, vì chính mạng sống của mình và cũng cho cả tương lai của gia đình nhỏ thân yêu.

Có dịp vào khoa cấp cứu, gan mật, ung bướu ở các BV trên khắp cả nước, các anh sẽ thấy tỷ lệ người bị gan nhiễm mỡ, viêm gan nhiễm độc, suy gan cấp, xơ gan cổ trướng, ung thư gan…đang tăng lên với tốc độ chóng mặt, bệnh nhân chen chúc nhau để nằm chữa trị. Một phần nguyên nhân đến từ chính “tệ nạn” bia rượu của các anh.

Ngoài ra, mọi người, tuyệt đối không được dùng quá liều so với đơn BS kê (thói quen một số người sẽ dùng tăng gấp rưỡi, gấp đôi liều dùng với mong muốn khỏi bệnh nhanh, đó là điều vô cùng nguy hiểm). Tuyệt đối không được uống rượu bia khi dùng thuốc chữa bệnh, cũng như tuyệt đối không được phối hợp thuốc đông-tây y, thuốc tây với thuốc nam, nghĩa là phối hợp rất nhiều thuốc của nhiều phương thuốc khác nhau cho mỗi lần chữa trị.

Ngoài ra, để bảo vệ gan, mọi người nên tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng viêm gan A, B, Kiểm tra sức khoẻ định kỳ, đăc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để phát hiện sớm các dị tật, bệnh lý gan mật.

Đặc biệt, cẩn thận với độc tố Aflatoxin trong thực phẩm: Chất gây ung thư gan này được tạo ra bởi một loại nấm có trong đậu phộng, lúa mì, đậu nành, hạt lạc, ngô, gạo bị mố hoặc bảo quản trong môi trường ẩm ướt. Mặc dù nguy cơ sử dụng những sản phẩm ngũ cốc chứa nấm này có thể xảy ra ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, nhưng nó phổ biến hơn ở các nước nhiệt đới nóng ẩm.

Nghiêm ngặt tuân thủ dùng kim tiêm riêng rẽ, vô trùng. Lưu ý khi đi xăm hình, truyền máu, cắt tóc, cạo râu và dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.... Tránh tiếp xúc tối đa với máu cũng như các chất dịch cơ thể của người khác, vì virus viêm gan có thể lây lan qua những con đường đó. Và đặc biệt là tẩy giun-sán định kỳ 6 tháng/1 lần cho cả gia đình (loại trừ các loại giun, sán lá gan..)…

Nguồn: [Link nguồn]

Uống rượu bia mà không biết những điều này, bạn sẽ ân hận suốt đời

Nắm rõ những quy tắc trước, trong và sau khi uống rượu không chỉ giúp bạn giảm các giác nôn nao, say xỉn mà còn hạn chế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN