Những lưu ý 'sống còn' với người mắc bệnh vảy nến khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nếu không có chống chỉ định hoặc không bị dị ứng với thành phần vắc xin sẽ được khuyến nghị tiêm một trong các loại vắc xin phòng COVID-19 này càng sớm càng tốt dựa trên sự sẵn có tại địa phương và hướng dẫn của các cơ quan y tế công cộng địa phương.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương, Chương trình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho những người có nguy cơ và người dân nói chung hiện đang cho kết quả rất khả quan ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với người bệnh vảy nến nói riêng, được tiếp cận vắc xin phòng ngừa COVID-19 rất cần thiết.

Bệnh vảy nến gây ra những mảng da đỏ, ngứa ngáy, có vảy ở trên và thường xuất hiện ở những vùng da hay bị ma sát như đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu. Đây là một bệnh lý mạn tính và chưa có thuốc đặc trị.

Người bệnh thường có các đợt bùng phát kéo dài trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, sau đó triệu chứng sẽ thuyên giảm và không có biểu hiện trong một thời gian. Điều này xảy ra theo chu kỳ. Các phương pháp điều trị sẽ tập trung vào việc giảm nhẹ và kiểm soát triệu chứng bệnh.

Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường thấy ở người trưởng thành dưới 35 tuổi. Tỷ lệ ảnh hưởng ở nam và nữ là như nhau. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này ở mỗi người rất đa dạng. Một vài người chỉ bị như những kích ứng nhỏ trên da nhưng có trường hợp bệnh nặng đến mức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Theo khuyến cáo của Hội đồng Bệnh vảy nến quốc tế (IPC), cần nên lưu ý những điều sau:

Những lưu ý chính đối với vắc xin phòng COVID-19 cũng giống như đối với bất kỳ vắc xin nào: Tránh dùng vắc xin sống làm giảm độc lực nếu đang dùng thuốc ức chế miễn dịch/điều hòa miễn dịch cho bệnh nhân và lưu ý rằng hiệu quả của việc tiêm phòng có thể bị suy giảm ở những người dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Hiện tại, các loại vắc xin được sử dụng gần nhất ở quy mô dân số là loại dựa trên RNA (Pfizer/ BioNTech, Moderna) hoặc dựa trên virus thiếu khả năng sao chép (Oxford/AstraZeneca). Chúng không phải là vắc xin sống giảm độc lực.

Vì vậy bệnh nhân vảy nến dù đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến nếu không có chống chỉ định hoặc không bị dị ứng với thành phần vắc xin sẽ được khuyến nghị tiêm một trong các loại vắc xin phòng COVID-19 này càng sớm càng tốt dựa trên sự sẵn có tại địa phương và hướng dẫn của các cơ quan y tế công cộng địa phương .

Các thử nghiệm cho đến nay không bao gồm những người dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và do đó tác dụng của vắc xin đối với nhóm dân số cụ thể này sẽ cần được thiết lập, theo dõi.

Nhiều người bị bệnh vảy nến đã nêu lên lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn của vắc xin đối với bệnh da của họ. Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng cho thấy vắc xin ảnh hưởng đến sự khởi phát hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến.

Điều quan trọng là tất cả bệnh nhân bị vảy nến phải được chăm sóc đầy đủ. Điều này bao gồm việc tiếp cận với vắc xin phòng COVID-19.

Dấu hiệu và triệu chứng mắc bệnh vảy nến

- Xuất hiện nhiều mảng da đỏ, có vảy dày và óng ánh bạc

- Có nhiều đốm vảy nhỏ (thường thấy ở trẻ em)

- Da khô, nứt nẻ, có khi chảy máu hoặc ngứa ngáy

- Cảm giác ngứa, nóng rát hoặc đau nhức ở vùng da bị ảnh hưởng

- Móng tay dày, có vết lõm hoặc đường rãnh

- Các khớp bị sưng và cứng

- Các mảng da bị vảy nến có thể chỉ là một vài điểm nhỏ có vảy trông như gàu hoặc là cả vùng da lớn. Các khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất gồm vùng lưng dưới, khuỷu tay, đầu gối, chân, lòng bàn chân, da đầu, mặt và lòng bàn tay.

Phần lớn người bệnh đều trải qua các triệu chứng theo chu kỳ. Các đợt bùng phát kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, sau đó giảm dần và biến mất trong một khoảng thời gian trước khi tái phát.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sỹ?

- Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ bị vảy nến, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra. Ngoài ra, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy:

- Triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc lan rộng

- Cảm thấy khó chịu và đau đớn

- Những tổn thương trên da khiến bạn lo lắng

- Xuất hiện các vấn đề ở khớp, như đau, sưng hoặc không thể thực hiện công việc hàng ngày

- Bệnh không được cải thiện dù đã điều trị

Những lưu ý ”sống còn” với người bệnh đái tháo đường khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19

Theo khuyến cáo của WHO và thông tin từ những hãng thuốc sản xuất vắc-xin, những người có bệnh lý nền như tăng huyết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Vy  ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN