Những lưu ý khi ăn bánh chưng trong ngày Tết để không "rước họa vào thân"
Bánh chưng là món ăn cổ truyền của người Việt khi Tết đến Xuân về, tuy nhiên, món ăn này không phải phù hợp với mọi người và rất nhiều người ăn sai cách nên dẫn đến hậu quả tai hại cho sức khoẻ.
Bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn bánh chưng
Bánh chưng thường chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó tiêu... Khi ăn quá nhiều đồ nếp sẽ khiến dạ dày luôn bị ức ách khó chịu và dễ bị ợ chua. Do đó, bệnh nhân đau dạ dày cần hết sức thận trọng với món ăn này.
Người bị bệnh tim mạch không nên ăn bánh chưng
Bánh chưng rất giàu dinh dưỡng và là một nguồn năng lượng dồi dào, trên 200kcal/100g, loại bánh này cũng cung cấp cả chất xơ, chất đạm và chất béo.
Bởi vậy, những người có tiền sử bệnh tim mạch không nên ăn bánh chưng, vì sẽ khiến cơ thể tích lũy nhiều chất béo, ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Người béo phì không nên ăn bánh chưng
Với đặc thù là một loại bánh được làm từ các nguyên liệu giàu chất béo và dinh dưỡng, nên không phải ai cũng có thể thưởng thức món bánh tuyệt ngon này, trong đó có những người tiền sử béo phì.
Theo các chuyên gia, những ai đang trong tình trạng thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn bánh chưng để đảm bảo sức khỏe, tránh để tích lũy thêm mỡ thừa.
Người hay bị mụn nhọt không nên ăn bánh chưng
Thành phần của bánh chưng chủ yếu là gạo nếp, có tính nóng, nên những người hay bị mọc mụn, nhọt cũng nên cân nhắc khi ăn loại bánh này.
Người cao huyết áp không nên ăn bánh chưng
Trong mỗi chiếc bánh chưng truyền thống đều phải đảm bảo đủ vỏ và nhân, vỏ bằng gạo nếp, nhân làm bằng đỗ và thịt lợn mỡ.
Do vậy, những người cao huyết áp khi ăn loại bánh có nhiều mỡ này sẽ làm tăng tiết axit dịch vị, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn bánh chưng
Bánh chưng vốn là món ăn giàu năng lượng, có đầy đủ đường, đạm, béo, vitamin, chất khoáng. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều bánh chưng vì sẽ gây tăng đường huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài ra, những người bị bệnh mãn tính cũng tuyệt đối không nên ăn bánh chưng, có thể kể như: Người bị mỡ máu không nên ăn bánh chưng mặn, người bị tiểu đường không ăn bánh chưng ngọt và không nên ăn bánh chưng nguội đối với những người có chức năng tỳ vị không tốt.
Người bị bệnh thận không nên ăn bánh chưng
Do là một loại thực phẩm giàu năng lượng, nhiều chất béo, nên những bệnh nhân bị bệnh thận không nên ăn loại bánh này để tránh bị rối loạn mỡ máu, gây tăng mỡ máu và các vấn đề về thận.
Ngoài ra, bánh chưng cũng là món ăn được liệt kê vào số những món có chứa nhiều muối, ảnh hướng xấu tới những người đang mắc bệnh thận.
Một số người không nên ăn bánh chưng kèm dưa hành
Dưa hành muối ăn kèm sẽ giúp tiêu hóa bánh chưng nhanh chóng hơn. Do đó, khi ăn bánh chưng, chúng ta nên ăn kèm dưa chua, hành muối, kim chi… để tiêu hóa tốt hơn, giúp tránh tăng cân. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch thì không nên ăn bánh chưng kèm dưa hành muối vì không tốt cho sức khỏe do dưa hành muối có nhiều muối.
Một số người không nên ăn bánh chưng rán
Bản thân bánh chưng đã chứa nhiều chất béo, khi rán bằng dầu mỡ thì lượng chất béo sẽ còn tăng cao hơn. Không chỉ gây tăng cân, lượng chất béo hấp thụ từ bánh chưng rán vào cơ thể còn đặc biệt không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận. Đặc biệt người có tiền sử dạ dày không nên ăn bánh chưng rán, có thể làm cho bệnh lý càng nặng hơn.
Không nên ăn bánh chưng vào buổi tối
Bánh chưng có rất nhiều năng lượng, do đó bạn chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa, khi cơ thể còn nhiều hoạt động khác để tiêu hao năng lượng, tránh ăn vào buổi tối.
Khi ăn bánh chưng, tốt nhất ăn cùng rau, quả. Những người mắc bệnh mãn tính nên có phần kiêng kỵ khi ăn bánh chưng, ví dụ như bệnh tiểu đường không nên ăn bánh chưng ngọt, người bị chứng nhiễm mỡ máu không nên ăn bánh chưng mặn, người chức năng tỳ vị không tốt không nên ăn bánh chưng nguội.
Lưu ý khi mua hoặc gói bánh chưng
Để chiếc bánh chưng làm ra được đảm bảo về tiêu chuẩn dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm thì chúng ta cần lưu ý như sau:
Bánh chưng dễ bị mốc từ ngoài vào và mốc do nấm mốc từ không khí, khi gói bánh cần rửa sạch lá, sau đó dựng đứng ở nơi sạch sẽ cho ráo nước rồi mới dùng để gói bánh. Thịt dùng để gói bánh cũng cần phải rửa sạch
Nếu mua bánh về không được để bánh trong túi nilon mà nên bỏ bánh ra ngoài. Ở môi trường tự nhiên bánh chưng có thể để được 5 ngày, nếu để trong ngăn mát tủ lạnh có thể để được 15-20 ngày nhưng bánh sẽ dễ bị rắn và lại gạo, khi ăn cần luộc hoặc hấp lại bánh.
Màu sắc của bánh: bánh chưng khi được luộc bằng nồi tôn hoa thì vỏ bánh có màu xanh lá rất đẹp còn luộc bằng nồi nhôm hay nồi inox thì vỏ bánh lại có màu xanh nâu. Nên chọn bánh có màu xanh nâu vì bánh màu xanh lá tuy đẹp nhưng nồi tôn lại có chứa nhiều tạp chất kim loại.
Khi luộc bánh xong không ngâm bánh vào nước lã, chỉ rửa qua với nước ngay khi bánh đang nóng. Không rửa bánh khi bánh nguội do vi khuẩn từ nước có thể vào và gây hỏng bánh.
Nguồn: [Link nguồn]
Với món bánh chưng, tốt nhất nên ăn khi bánh còn mới, khi có dấu hiệu bị mốc, có mùi chua, bị vữa... thì nên tuyệt đối không được phép ăn.