Những lưu ý 'đặc biệt' với người đang uống thuốc chống đông máu khi tiêm vắc xin COVID-19

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Người bệnh tim mạch đang dùng thuốc chống đông máu, hoặc bệnh nhân dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu nếu tiêm vắc xin phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Theo BS Hoàng Đình Cường, Bệnh viện Tim Hà Nội, nhiều người bệnh tim phải sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin, các thuốc kháng vitamin K khác, hoặc kháng đông trực tiếp đường uống ( DOACs).

Một số người lại phải sử dụng thuốc kháng kết tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, ticagrelor hoặc prasugrel. Những bệnh nhân này có nguy cơ chảy máu sau chấn thương tăng lên. Ngay cả việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, vắc xin trong cơ cũng gây chảy máu, tuy nhiên thường ở mức độ nhẹ.

Khi tiêm, bệnh nhân nên lưu ý để nhân viên y tế sử dụng kim nhỏ (23 hoặc 25 gauge). Sau tiêm nên ép chặt vị trí tiêm trong vài phút, và có thể lường trước sẽ có nguy cơ tụ máu chỗ tiêm.

Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông warfarin nên xét nghiệm INR và với INR trong vùng trị liệu có thể tiêm vắc xin. Hiện nay không có chứng cứ nào để chống chỉ định tiêm vắc xin ở bệnh nhân tim mạch.

Tuy vậy, bệnh nhân tim mạch cần thông báo với nhân viên y tế về tiền sử dị ứng đối với các vaccine tiêm khác, nếu có thì không nên tiêm. Tiền sử dị ứng với các chất khác không phải vaccine như thuốc, thức ăn như hải sản.. thì vẫn có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhưng cần được theo dõi ở cơ sở y tế sau tiêm 30 phút. Bệnh nhân không nên tiêm vaccine khi đang có tình trạng sốt.

Những dấu hiệu bị bệnh tim dễ bị bỏ qua

Đau ngực

Nó là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tim, bạn có thể cảm thấy đau, căng hoặc có áp lực ở ngực.

Mỗi người có một cảm nhận khác nhau về việc đau ngực. Một số người nói đau ngực giống như có một con voi to lớn đang ngồi trên ngực họ. Những người khác lại nói rằng: đau ngực – một sự chèn ép, đôi khi cảm giác như có sự thiêu đốt trong lồng ngực.

Cảm giác khó chịu thường kéo dài một vài phút. Nó có thể xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc khi bạn đang vận động thể chất.

Nếu đó chỉ là một cơn đau rất ngắn, hoặc chỗ đó đau hơn khi bạn chạm hoặc đẩy vào nó thì đó có lẽ không phải là đau tim.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn có thể có vấn đề về tim, thậm chí là đau tim mà không bị đau ngực. Điều đó đặc biệt phổ biến ở phụ nữ.

Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng, đau dạ dày

Một số người có những triệu chứng này khi bị đau tim. Họ thậm chí có thể nôn mửa. Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ hơn là nam giới.

Tất nhiên, bạn có thể bị đau bụng vì nhiều lý do không liên quan gì đến trái tim của bạn. Nguyên nhân của các triệu chứng đó có thể là do những thứ mà bạn đã ăn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý rằng các triệu chứng đó cũng có thể là dấu hiệu bệnh tim.

Đau lan đến cánh tay

Một triệu chứng đau tim kinh điển khác là đau lan xuống bên trái cơ thể.

Cơn đau có vẻ như bắt nguồn từ ngực sau đó lan dần ra ngoài; cũng có một số bệnh nhân chỉ thấy đau phần cánh tay nhưng khi kiểm tra thì mới biết là đau tim.

Bạn thấy chóng mặt, đầu óc quay cuồng

Rất nhiều thứ có thể khiến bạn mất thăng bằng hoặc cảm thấy chóng mặt trong giây lát. Có thể là do bạn đã không ăn đủ, hoặc bạn đứng lên quá nhanh.

Nhưng nếu bạn đột nhiên cảm thấy mất thăng bằng và cảm thấy đau ngực hoặc khó thở, hãy gọi bác sĩ ngay. Điều đó có thể có nghĩa là huyết áp của bạn đã giảm vì tim bạn không thể bơm theo cách cần thiết.

Đau họng hoặc đau quay hàm

Đau họng hoặc đau quai hàm thường không liên quan đến tim. Nhiều khả năng, đó là do vấn đề về cơ bắp, cảm lạnh hoặc xoang.

Nhưng nếu bạn bị đau hoặc áp lực ở giữa ngực lan ra cổ họng hoặc hàm, đó có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim.

Dễ dàng bị kiệt sức

Nếu bạn đột nhiên cảm thấy mệt mỏi hoặc thở dốc sau khi làm những việc mà trước đó bạn vẫn làm và chưa từng gặp vấn đề gì, lúc này hãy hẹn gặp bác sĩ ngay lập tức.

Kiệt sức quá mức hoặc yếu đi mà không giải thích được, đôi khi kéo dài trong nhiều ngày, có thể là một dấu hiệu bệnh tim, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Ngủ ngáy

Ngáy một chút trong khi bạn ngủ là điều rất bình thường. Nhưng tiếng ngáy to bất thường nghe giống như đang thở hổn hển hoặc nghẹt thở có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Bạn có thể bị ngừng thở trong những khoảnh khắc ngắn ngủi, một vài lần trong đêm khi bạn vẫn đang ngủ. Điều này làm trái tim của bạn thêm căng thẳng.

Đổ mồ hôi

Đổ mồ hôi mà không có lý do rõ ràng có thể báo hiệu một cơn đau tim. Nếu điều này xảy ra cùng với bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Một cơn ho không dứt

Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là dấu hiệu bệnh tim. Nhưng nếu bạn bị bệnh tim hoặc biết mình có nguy cơ, hãy đặc biệt chú ý đến khả năng này.

Nếu bạn bị ho kéo dài tạo ra chất nhầy màu trắng hoặc hồng, đó có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim. Điều này xảy ra khi tim không thể theo kịp nhu cầu của cơ thể, khiến máu rò rỉ trở lại vào phổi. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để kiểm tra cơn ho.

Chân, bàn chân, mắt cá chân bị sưng

Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy tim bạn không bơm máu hiệu quả như bình thường.

Khi tim không thể bơm đủ nhanh, máu sẽ chảy ngược trong tĩnh mạch và gây sưng.

Suy tim cũng có thể khiến thận khó loại bỏ nước và natri ra khỏi cơ thể, điều này có thể dẫn đến việc sưng phù.

Nhịp tim bất thường

Đó là bình thường nếu trái tim của bạn đập nhanh khi bạn lo lắng hoặc phấn khích, nín thở hoặc thêm một nhịp một lần trong một khoảng thời gian ngắn.

Nhưng nếu bạn cảm thấy tim mình đập nhanh hơn chỉ vài giây hoặc nếu điều đó xảy ra thường xuyên, hãy nói với bác sĩ của bạn.

Lần đầu tiên Hà Nội tiêm văc-xin COVID-19 cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Ngày 13/8, gần 300 bệnh nhân chạy thận nhân tạo đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Khoa Thận niệu lọc máu - Bệnh viện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quảng An  ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN