Những lưu ý cần tránh và cách xử lý khi trẻ bị bỏng trong ngày Tết

Trong ngày Tết, trẻ nhỏ trong khi chơi nghịch rất dễ gặp phải tai nạn như ngã, bỏng. Do đó, cha mẹ cần biết cách xử trí cho trẻ.

Bác sĩ Nguyễn Thống, nguyên Trưởng khoa Bỏng, BV Xanh Pôn, nếu trẻ bị bỏng, cha mẹ cần:

- Trước hết người lớn phải bình tĩnh, nhanh chóng cách ly trẻ khỏi nguồn gây bỏng.

- Sau đó, cần tưới rửa vùng bỏng bằng vòi nước sạch, phủ vùng bỏng bằng gạc sạch rồi nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế bằng phương tiện tốt nhất, không cần thiết phải bôi thuốc vào vết bỏng.

Những lưu ý cần tránh và cách xử lý khi trẻ bị bỏng trong ngày Tết - 1

Trẻ bị bỏng. (Ảnh minh họa).

- Việc làm nguội vết thương bằng nước lạnh có tác dụng ngăn vết thương lan rộng, vết bỏng nhỏ lại và làm giảm cảm giác đau đớn cho người bị bỏng. Việc xả nước vào vết bỏng cũng cần được thực hiện đúng cách, lưu ý vặn vòi nước thật nhỏ, nhẹ nhàng tưới lên vết bỏng.

- Nếu quần áo dính vào vết thương thì tuyệt đối không được cố làm mọi cách để lôi ra. Trong nhiều trường hợp, việc dùng đá lạnh để chườm sẽ làm giảm thân nhiệt của trẻ. Tùy tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần bệnh viện hay ở xa bệnh viện để phụ huynh quyết định đưa các bé đến khám. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử lý thích hợp.

- Nếu bố mẹ chăm sóc bé tại nhà thì mỗi ngày cần thay băng, rửa vết thương với NaCl và bôi kem chữa bỏng. Vết thương cần được đắp gạc để giữ độ ẩm cho da. Sau 2 tuần, đa số vết bỏng độ 2 sẽ lành và ít để lại sẹo.

- Nếu bé bị bỏng ở miệng và cổ họng, những vết bỏng này đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể gây ra sưng phế quản và ngạt thở. Nới lỏng quần áo quanh cổ và lập tức gọi cấp cứu.

- Tuyệt đối không được dùng nước mắm, kem đánh răng, nước muối dưa cà… hoặc các loại thuốc mỡ không dùng chữa bỏng bôi để đắp lên vết bỏng. Việc sơ cứu không đúng cách sẽ khiến tình trạng bỏng nặng thêm gây khó khăn trong điều trị. Khi trẻ bị bỏng cha mẹ hoặc người thân cần bình tĩnh, nhanh chóng, nhẹ nhàng khi sơ cứu tránh trẻ bị sốc.

Để ngăn ngừa và phòng chống tai nạn gây bỏng ở trẻ em, người lớn lưu ý theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hành vi của trẻ nhỏ, nhất là trẻ đang tập bò và chập chững đi.

Ngoài ra, cần để các vật dụng nóng, các chất dễ cháy, các chất dễ phát sinh lửa, đồ điện ở nơi an toàn, ngoài tầm với của trẻ nhỏ; kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ, không để trẻ tự vặn vòi nước nóng. Riêng đối với trẻ em đã nhận thức được, các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở trẻ về cách phòng tránh tai nạn bỏng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sức khỏe ngày Tết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN