Những loại thuốc 'cứu mạng' cần mang theo khi đi du lịch
Dù không ai mong muốn bị ốm đau khi đi chơi xa, du lịch, nhưng trong hành lý chuyến đi của bạn, dứt khoát không thể thiếu thuốc bởi đó có thể là 'cứu tinh' cho mạng sống của bạn và gia đình.
Ảnh minh họa: Internet
Dù chuyến đi ấy dài hay ngắn ngày thì chúng ta đều mong muốn đó là một chuyến đi tuyệt vời, không ốm đau, không có những sự cố đáng tiếc. Bên cạnh những hành lý thiết yếu cho chuyến đi như quần áo, giấy tờ tùy thân, tiền bạc thì những viên thuốc chữa một số bệnh đơn giản là thứ cần phải có trong ba lô du lịch của bạn, bởi không phải địa điểm du lịch nào bạn cũng có thể nhanh chóng tìm được một hiệu thuốc. Vậy đó là những loại thuốc gì?
Thuốc dị ứng
Khi đến một môi trường lạ, chúng ta (nhất là những người có cơ địa nhạy cảm) rất dễ gặp các tình trạng dị ứng như: dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng côn trùng… Ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, trên da có thể xuất hiện những cục, mảng gồ lên trên da và rất ngứa. Mảng này có thể biến mất trong vòng vài giờ đồng hồ nhưng cũng có thể xuất hiện ở một nơi khác trong cơ thể... Nặng hơn, có thể gặp hiện tượng phù môi, sưng mắt, thậm chí sốc phản vệ…
Vì vậy, trong túi thuốc du lịch cần có thuốc chống dị ứng như desloratadine (dạng viên dùng cho người lớn, dạng siro để dùng cho trẻ nhỏ). Dạng kem bôi như phenergan, hydrocortisol để dùng bôi ngoài da.
Khi bị dị ứng, cách xử trí ngay là phải ngưng tiếp xúc với tác nhân nghi ngờ gây dị ứng, sau đó có thể dùng thuốc chống dị ứng. Trước khi dùng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm sản phẩm để dùng đúng liều chỉ định.Trường hợp bị côn trùng cắn, cũng có thể gây phản ứng dị ứng. Lúc này, nên rửa sạch vết cắn côn trùng bằng xà bông với nước sạch. Có thể dùng thuốc uống trên. Ngoài ra, có thể bôi kem phenergan, hydrocortisol… lên vết cắn côn trùng để hạn chế phản ứng tại chỗ. Nếu bị dị ứng nặng, có dấu hiệu phù mặt, môi, khó thở, thở rít..., cần nhập viện gấp.
Thuốc tiêu hóa
Một vùng đất mới luôn hấp dẫn du khách bởi cảnh đẹp và những món ăn hấp dẫn. Nhưng dù món ăn có ngon đến đâu thì cũng không có gì đảm bảo được rằng dạ dày của bạn sẽ dễ dàng “tiêu hóa” món ăn đó. Những vấn đề liên quan đến tiêu hóa như chướng bụng, tiêu chảy, táo bón hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn nạp vào dạ dày một vài món ăn “không quen dạ”. Vì thế, những viên thuốc đặc trị bệnh đường tiêu hóa là thứ rất cần thiết mang theo khi di du lịch.
Thuốc nhỏ mắt
Một lọ thuốc nhỏ mắt sẽ giúp bạn bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” tránh mỏi và rửa sạch khỏi khói bụi trên đường đi du lịch.
Thuốc đau đầu, cảm cúm
Một chuyến đi với nhiều hoạt động ở một vùng đất mới, khí hậu mới đôi khi sẽ làm cho bạn cảm thấy đau đầu, choáng váng. Sự thay đổi về thời tiết khí hậu cũng dễ làm bạn bị cảm cúm. Một vỉ thuốc giảm đau, hạ sốt hoặc trị cảm lúc này sẽ rất cần thiết với bạn.
Thuốc chống say tàu xe
Những viên thuốc chống say tàu xe sẽ phần nào giúp bạn có tinh thần tỉnh táo khi đi xe, đặc biệt là trong những chuyến đi dài ngày với việc di chuyển liên tục trên tàu xe.
Thuốc xoa bóp
Việc di chuyển liên tục với những hoạt động ngoài trời đôi khi sẽ làm cho cho đôi chân của bạn nhức mỏi. Những lọ thuốc xoa bóp sẽ giúp bạn xóa tan đi những cơn đau nhức khó chịu ấy.
Thuốc trị bệnh cá nhân
Nếu bạn bị một căn bệnh nào đó nhưng vẫn có thể thực hiện chuyến du lịch với sự cho phép của bác sĩ thì việc mang theo những loại thuốc đặc trị căn bệnh của bạn là việc không nên bỏ qua. Nó sẽ giúp tránh những trường hợp biến chứng xấu do sức khỏe của bạn gây ra và giúp bạn có một chuyến đi hoàn hảo hơn.
Thuốc hạ sốt
Bạn nên mang theo thuốc hạ sốt đơn thuần là paracetamol. Tuy nhiên, trước khi uống thuốc hạ sốt, cần phân biệt giữa tăng thân nhiệt với sốt cao, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nếu trẻ mới chạy nhảy chơi ngoài trời nắng nóng quá lâu (hoặc người lớn mải tắm biển, phơi nắng quá lâu ngoài trời), sau đó lờ đờ, mệt, thân nhiệt tăng cao… thì cần phải cảnh giác vì có thể bị say nắng/nóng. Những trường hợp này khi đo nhiệt độ thấy rất cao nhưng uống hạ sốt lại không giảm bởi đây là tình trạng tăng thân nhiệt hay còn gọi là shock nhiệt, không phải là sốt nên uống thuốc hạ sốt không giảm. Tình trạng này nguy hiểm, cần đưa người bệnh vào chỗ mát, cho uống nhiều nước mát và dùng nước mát lau người, trong lúc đó, cần gọi xe cấp cứu.
Còn khi bị sốt cao, đối với trẻ em thì sẽ có hiện tượng tăng thân nhiệt, quấy khóc, bứt rứt, biếng ăn, khó ngủ, nằm bẹp một chỗ không chịu chơi… thì cho bé dùng thuốc hạ sốt. Tùy theo cân nặng có thể dùng các gói (hoặc viên nhét hậu môn). Liều lượng theo cân nặng của trẻ, có trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Cứ sau 4-6 giờ mới được dùng thuốc hạ sốt 1 lần (nếu cần thiết).
Thuốc dự phòng táo bón
Khi đi du lịch, do sinh hoạt bị đảo lộn, thời tiết nắng nóng, cơ thể mất nước làm phân khô hoặc ăn quá nhiều thịt ít rau, lạ chỗ… rất dễ gây táo bón. Đối với trẻ em còn do mải chơi nên quên đi cầu, phân tích tụ lại… gây táo bón. Trong túi y tế cần phải có vài typ thuốc thụt tháo phân như bibolax… để dùng khi cần thiết.
Ngoài các thuốc trên, đối với những người có bệnh mạn tính, chẳng hạn như: hen suyễn, bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh gout… thì cần mang đầy đủ các thuốc điều trị đã được bác sĩ kê đơn và uống thuốc đều đặn. Tuân thủ chế độ về ăn uống, sinh hoạt… đã được bác sĩ tư vấn để có một chuyến du lịch an toàn và vui vẻ...
Đồ sơ cứu
Những đồ sơ cứu đơn giản như bông băng, gạc, thuốc sát trùng, băng dán vết thương… là những thứ đồ tưởng như nhỏ bé nhưng lại có tác dụng lớn đế sơ cứu trong trường hợp bạn bị ngã, trầy xước hoặc có vết thương chảy máu nhỏ.
GS.TS.Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, khi bị sốt xuất huyết, việc dùng thuốc hạ sốt không...