Những loại thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não của trẻ
Ngay khi chào đời, trung bình mỗi ngày não bộ của trẻ sẽ tăng 2 gram, đến khi 7 tuổi não trẻ sẽ đạt khoảng 90% kích thước não người lớn. Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ.
Để trẻ phát triển tốt nhất về thể lực, luôn cần đảm bảo trong chế độ ăn hằng ngày cho trẻ đủ 4 nhóm: tinh bột, rau, đạm, dầu mỡ. Vậy cha mẹ nên cho trẻ ăn gì để thông minh và khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho trí não trẻ.
1. Các loại tinh bột tốt cho trí não của trẻ
Tinh bột chủ yếu từ gạo, các loại ngũ cốc như: gạo, ngô, khoai, sắn...
Não là cơ quan tiêu thụ nhiều glucose nhất trong cơ thể (chiếm khoảng 20% lượng đường cung cấp vào cơ thể). Để não hoạt động tốt thì lượng đường trong máu cần ổn định (không nên quá thấp hay quá cao).
Các nghiên cứu cho thấy sự sụt giảm về lượng glucose có thể có tác động tiêu cực đến sự tập trung, trí nhớ, học tập và nhận thức. Bộ não cũng sử dụng nhiều glucose hơn trong các thời điểm trí não cần tập trung cao độ.
Nếu không có đủ glucose, hệ thống thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng, có thể gây chóng mặt hoặc suy nhược tinh thần và thể chất…
Tinh bột chủ yếu từ gạo, các loại ngũ cốc như: gạo, ngô, khoai, sắn...
2. Trứng
Trứng cũng là một nguồn cung cấp choline dồi dào. Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp hình thành các tế bào sâu bên trong não. Trứng cũng chứa hàm lượng protein, sắt và vitamin A cao góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi tế bào.
Trẻ em có thể ăn 1 – 2 quả trứng mỗi ngày. Một quả trứng luộc chín lớn có khoảng 147 mg choline. Lượng khuyến nghị choline cho trẻ em là:
- 150 mg mỗi ngày từ 7 tháng đến 1 năm
- 200 mg mỗi ngày từ 1 đến 3 tuổi
- 250 mg mỗi ngày từ 4 đến 8 tuổi
- 375 mg mỗi ngày từ 9 đến 13 tuổi
- 550 mg mỗi ngày từ 14 đến 18 tuổi
3. Sữa, sữa chua, phô mai
Sữa, sữa chua, phô mai rất giàu đường lactose, khi vào cơ thể đường lactose sẽ được phân giải thành phân tử glucose. Trong khi đó, não và mô thần kinh của chúng ta được cấu tạo bởi galactose và các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, sữa cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển trí tuệ và hoạt động bình thường của não bộ.
Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn từ sơ sinh cho đến khi tròn 6 tháng tuổi, sau đó ăn bổ sung hợp lý kết hợp với bú mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơn.
Liều lượng sử dụng sữa, các chế phẩm từ sữa cho từng lứa tuổi của trẻ:
Đối với trẻ trên 2 tuổi: Nên lựa chọn sữa và chế phẩm sữa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nếu trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì nên chọn sữa và chế phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp hoặc đã được tách béo.
Trẻ 3-5 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 4 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 15g phô mai (1 miếng phô mai), 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).
Trẻ 6-7 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 4,5 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 15g phô mai (1 miếng phô mai), 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) và 250ml sữa dạng lỏng (2,5 ly sữa nhỏ).
Trẻ 8-9 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 5 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai (2 miếng phô mai), 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).
Từ 10-19 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai (2 miếng phô mai), 200ml sữa chua (2 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).
Sữa, sữa chua, phô mai rất giàu đường lactose, khi vào cơ thể đường lactose sẽ được phân giải thành phân tử glucose
4. Rau xanh
Rau xanh như cải ngọt, rau ngọt, cải bó xôi, cải xoăn… rất giàu folate và vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho trí não trẻ.
Nếu trẻ lười ăn rau, bạn có thể cho thêm nước sốt vào rau để hấp dẫn trẻ ăn rau hơn.
Rau xanh
5. Các loại hạt
Trong những năm đầu đời, não bộ và trí tuệ của trẻ phát triển rất nhanh. Ngay khi chào đời, trung bình mỗi ngày não bộ của trẻ sẽ tăng 2 gram, đến khi 7 tuổi não trẻ sẽ đạt khoảng 90% kích thước não người lớn.
Omega là dưỡng chất rất quan trọng hỗ trợ sự hình thành và phát triển não bộ bởi trong chất xám của não hầu hết là acid béo omega. Omega chủ yếu gồm DHA, EPA và ALA, hỗ trợ giúp tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác, giúp tăng sự tập trung, chú ý, hỗ trợ cải thiện nhận thức cho trẻ, giúp bé phản xạ nhanh, ghi nhớ tốt, tăng khả năng học hỏi, đánh giá, bắt chước.
Nếu thiếu omega, trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ và EQ thấp, tăng nguy cơ tiềm ẩn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi hoặc trầm cảm...
Omega có 2 nguồn là omega thực vật và omega động vật. Omega thực vật có nhiều trong các loại hạt: đỗ xanh, đỗ đen, hạt lạc, hạt lanh, hạt óc chó, quả lý chua đen…
Omega thực vật có nhiều trong các loại hạt: đỗ xanh, đỗ đen, hạt lạc, hạt lanh, hạt óc chó, quả lý chua đen…
6. Các loại cá
Như đã phân tích ở trên, omega rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ. Omega động vật có nhiều trong các loại cá nhất là cá biển như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích… Cho trẻ ăn cá sẽ rất tốt đối với sự phát triển não bộ.
Omega động vật có nhiều trong các loại cá nhất là cá biển như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích…
7. Các loại thịt nạc, hải sản
Trong thịt bò, thịt lợn nạc, hải sản (tôm, cua, ngao,…) có rất nhiều sắt. Sắt là vi chất cần thiết để tạo thành máu. Nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu trong cơ thể, thiếu máu não, mệt mỏi, kém tập trung, hay có cảm giác buồn ngủ, mất tỉnh táo.
8. Trái cây
Các loại trái cây thường chứa nhiều chất oxy hóa, giúp não trẻ phát triển tốt hơn. Quả dâu ta, quả mơ, quả ổi…. quả táo nhiều chất chống oxy hóa. Chuối thường được coi là thực phẩm cho não bởi chúng giàu kali và magiê…
Chế độ ăn cần đầy đủ carbohydrate, protein, lipid, vitamin A, C và các chất xơ - những nhóm chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé giai đoạn con đang lớn. Việc đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện ở trẻ.
ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên
Chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh kiêng khem quá mức và chế độ ăn dặm chưa đúng cách có thể khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng ngay trong giai đoạn sơ sinh, ảnh hưởng tới...
Nguồn: [Link nguồn]