Những loại hóa chất trong thực phẩm gây tăng cân

Một nghiên cứu mới vừa cho thấy có những loại hóa chất nhất định trong thực phẩm – ngay cả với những thực phẩm có vẻ lành mạnh như thịt nạc, cá, trái cây và rau – cũng có thể kiềm hãm sự giảm cân của cơ thể.

Những chất này được biết như obesogens phá vỡ chức năng của hoocmon trong con người, một số khác thay đổi tổ hợp vi sinh khuẩn đường ruột, gây ra sự mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu.

Sự mất cân bằng này có thể khiến nhiễu loạn cơn đói, sự trao đổi chất trong khi ngủ, tăng tế bào mỡ và tích trữ mỡ, gây nên việc tăng cân. Những obesogens này cũng có thể tăng nguy cơ bệnh tim, tiểu đường, cholesterol cao.

Những loại hóa chất trong thực phẩm gây tăng cân - 1

Bisphenol-A (BPA)

Trong những năm gần đây, sự nguy hiểm của hợp chất tổng hợp thường có trong đồ đựng thực phẩm nhựa này đã được nhận biết rộng rãi. Trong một nghiên cứu gần đây của trường đại học Harvard và Brown, phụ nữ có nồng độ BPA trong nước tiểu cao nhất tăng trung bình 3kg một năm nhiều hơn phụ nữ có nồng độ BPA thấp. 

Những nghiên cứu khác cho thấy BPA có thể đẩy nhanh sự phân hóa mỡ tế bào, làm gián đoạn hoạt động tuyến tụy, và gây kháng insulin, tất cả đều có thể dẫn đến béo phì.

Thực phẩm chứa chất diệt nấm Triflumizole

Một nghiên cứu cho thấy Triflumizole – một chất diệt nấm thường được dùng trên nhiều loại cây lương thực, đặc biệt là rau xanh – khiến gây tăng cân. Chuột thí nghiệm được dùng một lượng nhỏ triflumizole sinh ra chuột con có nguy cơ cao bị béo phì.

Các nhà khoa học cho rằng cách tác động của nó lên cơ thể tương đương như obesogen. Hầu hết hóa chất sử dụng trên cây lương thực gây ảnh hưởng đến nội tiết, tăng tích trữ mỡ và giảm khả năng tạo cơ của cơ thể.

Chất nhũ hóa 

Những hóa chất này được cho vào trong thực phẩm chế biến để cải thiện kết cấu và chống phân rã. Chúng có tác dụng tiêu cực với vi khuẩn đường ruột, khiến vi khuẩn mất cân bằng, ảnh hưởng đến hội chứng chuyển hóa. Chuột thí nghiệm được dùng chất nhũ hóa với nồng độ tương tự như trong thức ăn của người, không chỉ bị kích thích béo phì mà còn gây nên bệnh đường ruột như viêm đại tràng.

Chất nhũ hóa có trong khá nhiều thực phẩm chế biến (đôi khi dưới tên "polysorbates" và "monostearate sorbitan").

Thịt chứa chất kháng sinh và kích thích tố

Gia súc được nuôi bằng kháng sinh và tiêm hoocmon truyền những chất này sang người ăn chúng, và gây ra tăng cân. Chuột dùng kháng sinh giảm nồng độ tế bào T, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch mà còn gây nên béo phì. Một nghiên cứu khác phát hiện rằng dùng hoocmon steroid với ngành sữa và cung cấp thịt có thể là nguồn gốc gây nên bệnh béo phì.

Những loại hóa chất trong thực phẩm gây tăng cân - 2

Bạn nên chọn những loại có nhãn "organic", “nuôi bằng cỏ” và thịt phần nạc nhất. Rất nhiều obesogen là chất béo soluable, nhiều khả năng tích lũy trong mô mỡ.

Perfluoroctanoic acid

Chất này được tìm thấy trong các sản phẩm nấu nướng không dính, đôi khi được gọi là Teflon. Những nhà nghiên cứu đã đo nồng độ PFOA trong mẹ mang thai và so sánh trọng lượng con họ 20 năm sau – những người mẹ có nồng độ chất này cao có khả năng sinh con gái quá cân và béo phì gấp 3 lần người có nồng độ thấp (sự tăng cân này không ảnh hưởng đến con trai). PFOA cũng được tìm thấy trong đồ đựng thực phẩm không thấm mỡ và giấy gói bỏng ngô.

Bạn không cần phải bỏ tất cả sản phẩm nấu nướng không dính, nhưng khi bắt đầu thấy vết xước trên bề mặt, bạn nên thay chúng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lan Thảo (Pháp luật TP.HCM/ prevention)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN