Những loại gạo có được biếu không cũng không ăn vì cực độc
Đặc điểm của gạo xát quá trắng có hàm lượng dưỡng chất rất ít, nhưng đường bột lại rất nhiều. Vậy nên những người bị mỡ máu, tiểu đường, muốn giảm cân nếu sử dụng nhiều loại gạo này sẽ phản tác dụng.
Theo các chuyên gia, các loại gạo trắng được đánh bóng và xay xát kỹ trông rất bắt mắt, nhưng thực tế giá trị dinh dưỡng như chất xơ, vitamin, khoáng chất không còn nên sau ăn rất nhanh đói, nếu tiếp tục ăn tiếp sẽ gây nên hiện tượng thừa và tích trữ mỡ.
Gạo xát dối sẽ giữ được nhiều dinh dưỡng hơn gạo được xát trắng. Ảnh minh họa
Còn gạo xát dối không đánh bóng, hay loại gạo khi xay chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu bên ngoài sẽ còn nhiều chất xơ, chất khoáng và vitamin. Bình thường ăn cơm nấu từ loại gạo sát dối sẽ no lâu, hơn nữa năng lượng trong gạo này thấp, cơ thể hấp thu chậm nên không làm cho đường máu, mỡ máu tăng.
Để giữ được nhiều dinh dưỡng có trong gạo, trong quá trình đun nấu, chị em cần lưu ý các vấn đề sau:
Ảnh minh họa
- Không vo gạo quá kỹ trước khi nấu, chị em chỉ cần vo 1-2 lần nước là đủ.
- Cho nước vừa đủ, tránh chắt nước trong quá trình nấu sẽ làm giảm dinh dưỡng, nhất là vitamin B1 trong gạo.
- Đun sôi nước xong mới cho vào để nấu (đối với bếp củi) hoặc vo gạo xong cho nước sôi vào nấu (đối với nồi điện), điều này giúp gạo chín nhanh vừa giữ được dưỡng chất.
- Nếu là gạo lứt xát dối thì chị em nên ngâm với nước thường từ 25-30 phút để gạo mềm trước khi nấu.
3 loại gạo tuyệt đối không mua về ăn
- Gạo mốc
Gạo mốc, dù có được vo sạch nấu chín ở nhiệt độ cao thì vẫn rất nguy hiểm vì aflatoxin là một độc tố khá bền vững. Do đó, gạo nếu có dấu hiệu mốc thì mạnh dạn bỏ đi, không nên vì tiếc mà cố dùng.
Nếu không may ăn phải, nấm mốc sẽ gây hại trực tiếp đến ruột và dạ dày, gan thận, rất có hại cho sức khỏe của cơ thể.
- Gạo mốc tẩy trắng và gạo sáp
Gạo mốc đã được tẩy trắng và tẩm sáp trên thị trường bề ngoài rất khó phát hiện, thậm chí là cho cảm giác an toàn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ loại gạo này sẽ đe dọa đến gan của con người, bởi thực tế độc tố aflatoxin là chất gây ung thư được Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận là không thể loại bỏ dù được bào mòn lớp bên ngoài hay xử lý qua nhiệt độ cao.
Trong khi đó, parafin lỏng được sử dụng để làm sáp gạo có nguồn gốc từ các sản phẩm phân đoạn của các hợp chất dầu mỏ. Nếu tiêu thụ lâu dài có thể gây khó chịu cho dạ dày và các triệu chứng như viêm dạ dày, đường ruột.
- Gạo tẩm hương liệu
Gạo có mùi thơm luôn là sở thích của nhiều gia đình, cũng từ thực tế đó, nhiều cơ sở sản xuất kém uy tín đã tẩm thêm các loại phụ gia, hương liệu để gạo có mùi thơm hơn. Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng hương liệu là một chất hóa học tổng hợp, tác hại của nó là không thể phủ nhận, nếu tiêu thụ quá nhiều cũng sẽ gây hại cho gan và thận.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dân nên hạn chế ăn sống. Tốt nhất, nên rửa sạch, ngâm nước muối và chần...