Những loại củ khi mọc mầm có thể gây ung thư
Hãy loại bỏ những loại củ sau ra khỏi bữa ăn hàng ngày khi chúng mọc mầm nếu bạn không muốn rước bệnh trọng vào người.
1. Khoai tây
Ăn khoai tây khi đã mọc mầm, người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến co giật, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Vì lẽ đó nên nếu khoai đã chuyển màu xanh, khi dùng phải khoét bỏ phôi mầm và chỗ vỏ xanh rồi ngâm trong nước lã 1 giờ. Khi chế biến nên cho vào nồi một thìa giấm ăn và ninh kỹ để loại bỏ hết độc chất trong khoai tây.
Vì lẽ đó nên nếu khoai đã chuyển màu xanh, khi dùng phải khoét bỏ phôi mầm và chỗ vỏ xanh rồi ngâm trong nước lã 1 giờ.
2. Khoai lang
Trong khoai lang mọc mầm có chứa độc tố có thể gây tiêu chảy, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… Nếu khoai đã có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng.
Khi mua khoai lang về, cần bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ, tránh ánh sáng và gió lùa, không khí ẩm hoặc quá nóng.
3. Lạc
Khi hạt lạc đã mọc mầm, giá trị dinh dưỡng của chúng giảm xuống rất thấp, đồng thời lượng nước trong hạt lạc lại tăng cao, dễ phát sinh vi khuẩn.
Đồng thời khi có mầm, lạc sẽ phát sinh 1 loại độc tố có hại cho cơ thể người là aflatoxin, gây nên bệnh ung thư gan.
Aflotoxin còn là độc tố gây ung thư tồn tại rất bền ở nhiệt độ cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, rang lạc ở nhiệt độ tới 150 độ C trong nửa giờ, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá huỷ hoàn toàn.
Để đề phòng lạc bị mốc, sau khi thu hoạch hoặc mua về cần phơi thật khô và trữ những nơi khô ráo, tránh nhiễm khuẩn.
4. Gừng
Những củ gừng bị dập nát, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng khi chế biến nó có thể sinh ra lưu huỳnh, gây tổn thương cho gan. Bên cạnh đó, do quá trình dập nát, cũ hỏng nên trong củ gừng xuất hiện một hợp chất độc hại có tên là shikimol.