Những lầm tưởng về “chuyện ấy”

Mặc quần lót bó có gây “bất lực”? Liệu một người có thể đạt cực khoái nhiều lần hay có thể “lên đỉnh” bằng suy nghĩ?

Thực phẩm kích dục có hiệu quả?

Hàng nghìn năm trước, một số loại thảo dược, gia vị, trái cây và rau quả rất được ưa chuộng bởi người xưa tin rằng chúng có thể cải thiện đời sống tình dục của họ. Ngày nay, những thực phẩm kích dục được biết tới nhiều nhất là hàu, socola đen và trái bơ.

Nhưng những món ăn kích dục này có thực sự hiệu quả? Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cho biết, chưa có đủ bằng chứng khoa học chứng minh tác động tích cực của những thực phẩm kích dục tới ham muốn tình dục của con người.

Những lầm tưởng về “chuyện ấy” - 1

Thực phẩm kích dục được biết tới nhiều nhất là hàu, socola đen và trái bơ.

Một bản phân tích năm 2011 cho thấy một số loại thảo dược có vẻ có hiệu quả trong vấn đề này, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn mới có thể chắc chắn.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Doron S. Stember, chuyên gia tiết niệu tại Trung tâm y tế Beth Israel (Mỹ): “Hành vi tình dục rất phức tạp nên nếu một người đàn ông tin rằng loại thực phẩm kích dục này có tác dụng với anh ta thì nó sẽ là như vậy dù có thể đây chỉ là hiệu ứng giả dược”.

Có thể “lên đỉnh” nhiều lần?

Theo các chuyên gia tình dục học, “cực khoái nhiều lần” không hẳn đúng với cái tên của nó. Nói chính xác thì những đợt “lên đỉnh” phía sau chỉ là dư chấn của cơn cực khoái gốc.

Nhưng dù có phải là dư chấn hay không thì nhìn chung, chúng vẫn tạo cho phụ nữ khoái cảm. Điều này cũng đúng với một số ít nam giới.

“Đặc trưng ở đàn ông là giai đoạn trơ sau khi đạt cực khoái, khi đó, họ tạm thời mất đi khả năng cương cứng hoặc trải nghiệm đợt cực khoái thứ 2”, tiến sĩ Stember cho biết, “Tuy nhiên, một số người vẫn có thể duy trì khả năng cương dương sau cực khoái và “lên đỉnh” lần 2 trong cùng một hiệp ‘yêu’”.

Những lầm tưởng về “chuyện ấy” - 2

Nhưng dù có phải là dư chấn hay không thì nhìn chung, chúng vẫn tạo cho phụ nữ khoái cảm

Quần lót bó gây… “bất lực”?

Một số ý kiến cho rằng quần lót bó đẩy cao nguy cơ rối loạn cương dương ở nam giới nhưng trên thực tế, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định vấn đề này.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Jennifer Landa, chuyên gia y học dự phòng tại Orlando (Mỹ), nam giới không nên chủ quan: “Một số nghiên cứu cho thấy quần lót bó chặt sẽ làm tăng nhiệt độ ở phần bìu, làm hại “tinh binh” và từ đó có thể gây vô sinh ở nam giới”.

Điểm G có thật?

Theo định nghĩa, điểm G bí ẩn của phụ nữ là vị trí trên thành âm đạo có khả năng tạo ra đợt cực khoái cực mạnh khi bị kích thích. Đề tài về nó đã được các nhà khoa học đưa ra tranh cãi trong nhiều năm.

Phần lớn các chuyên gia tin rằng chỉ một số phụ nữ có điểm G trong khi rất nhiều người tuyên bố đã tìm thấy điểm G của mình.

Mới đây, tiến sĩ Adam Ostrzenski thuộc Viện Phụ khoa ở St Petersburg (Mỹ) tuyên bố đã phát hiện thấy điểm G sau khi giải phẫu thi thể một phụ nữ Ba Lan 83 tuổi.

Trong khi đó, nghiên cứu của Tiến sĩ Amichai Kilchevsky tổng hợp từ các nghiên cứu về điểm G trong suốt 60 năm khẳng định điểm G không tồn tại.

Những lầm tưởng về “chuyện ấy” - 3

Phần lớn các chuyên gia tin rằng chỉ một số phụ nữ có điểm G

Giấc mơ về sex hé lộ cảm xúc thật của bản thân?

Mơ thấy mình đang “dung dăng dung dẻ” với sếp nghĩa là mình đã mê mẩn anh ấy?

Sự thật là, theo chuyên gia phân tích giấc mơ Lauri Loewenberg, tác giả cuốn Dream On It, cảm xúc thật của bản thân không nhất thiết phải đóng vai trò trong giấc mơ “chuyện ấy” của một người.

Mặc dù giấc mơ cho phép chủ thể thỏa mãn mơ tưởng về một người khác giới một cách an toàn nhưng theo Loewenberg: “Phần lớn trong các giấc mơ về sex, đối phương là những người chúng ta thường giữ khoảng cách với họ ngoài đời thực”.

Thay vào đó, người đàn ông (phụ nữ) bí ẩn trong giấc mơ tượng trưng cho những tố chất còn thiếu trong cuộc sống tình dục của chủ thể.

Có thể "lên đỉnh” bằng suy nghĩ?

Những lầm tưởng về “chuyện ấy” - 4

Một số người (bao gồm cả Lady Gaga) từng tuyên bố họ có thể “lên đỉnh” nhờ những hình dung trong đầu về giây phút đạt cực khoái.

Theo tiến sĩ Barry Komisaruk, chuyên gia thần kinh học, khoa tâm lý Đại học Rutgers (Mỹ): “Dù tự huyễn hoặc mình đạt cực khoái thì phần lớn mọi người vẫn cần kích thích sinh lý”.

Dẫu vậy, theo Komisaruk, cố gắng mường tượng trong đầu cảnh đạt cực khoái có thể hỗ trợ trong việc cải thiện đời sống tình dục của những phụ nữ không thường xuyên đạt cực khoái hoặc mắc phải các vấn đề tình dục.

“Tự sướng” quá nhiều gây “bất lực”?

Theo Hiệp hội tâm thần học Mỹ, một người chỉ bị coi là “tự sướng” quá nhiều khi anh ta tiến hành nó như một hoạt động thường ngày.

Tiến sĩ Landa khẳng định không có số liệu lâm sàng nào cho thấy thủ dâm có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tình dục.

Tuy nhiên, đã có một số trường hợp được ghi nhận về sự phụ thuộc quá đà vào phim sex. “Có vẻ như một số ít nam giới phụ thuộc vào phim khiêu dâm để bắt “cậu nhỏ” của mình nghe lời”, Landa nhận định.

Đàn ông có thể không cần “cương” mà vẫn “lên đỉnh”?

Nghe có vẻ phi lý nhưng theo tiến sĩ Stember, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

“Trong sinh hoạt tình dục của đàn ông, không phải lúc nào cũng cần “cương cứng” mới có thể đạt cực khoái”, Stember nhận định.

Với các bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến, rất nhiều người không thể “cương” đủ mức để “cán đích”, tuy nhiên, họ vẫn có thể đạt cực khoái nhờ các kích thích khác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Thương (Bee.net)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN