Những kỹ năng sinh tồn ai cũng phải học để có thể sống sót như đội bóng Thái Lan
Câu chuyện các cầu thủ nhí trong môt đội bóng Thái Lan có thể sống sót suốt 10 ngày mắc kẹt trong hang ngập nước một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu biết các kỹ năng sinh tồn ngoài môi trường hoang dã.
Việc trang bị những kiến thức này có thể sẽ cứu sống bạn một ngày nào đó. Hãy bắt đầu bằng những tình huống ngoài dự kiến như bị lạc khi đi dã ngoại trong rừng – một thú vui với không ít người.
1. Cách tạo lửa
Việc đầu tiên bạn cần làm khi bị lạc trong rừng là đốt một đống lửa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện chính xác. Một đống lửa bao gồm 3 phần:
Trước khi muốn làm ra lửa, các bạn phải chuẩn bị bùi nhùi bao gồm những que gỗ nhỏ có kích thước bằng độ dày ngòi bút chì, độ dài bằng độ dài bàn tay và số lượng bằng hai lòng bàn tay.
Khi nhóm lửa, bạn sẽ cần những cành gỗ có độ dày bằng đường kính ngón cái, chiều dài bằng với độ dài cẳng tay của bạn với số lượng tương đương vòng tay của bạn.
Củi đốt gồm những cây gỗ lớn hơn có kích thước bằng đường kính cổ tay hay lớn hơn, chiều dài cũng bằng cẳng tay và số lượng càng nhiều càng tốt.
Lúc này, xếp bùi nhùi theo hình chiếc lều và đốt cháy nó. Sau đó, đặt những cành gỗ để nhóm lửa cũng theo cách tương tự và dần dần thêm củi đốt. Ngọn lửa như vậy sẽ cháy trong một thời gian dài, giúp bạn có thời gian chuẩn bị thức ăn, nấu ăn, sưởi ấm hay xua đuổi thú dữ.
2. Tự chế công cụ
Dù không có bất kỳ công cụ nào trong tay nhưng bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tạo ra nó. Để làm một cái búa, lấy một cành cây có kích thước trung bình sau đó tách phần trên làm hai và đặt một hòn đá dẹt vào khe. Sau đó, dùng dây buộc chặt cả ở dưới và trên hòn đá. Bạn có thể sử dụng loại công cụ tự chế này để dựng lều hoặc mài sắc các cạnh hòn đá để chặt cây.
3. Làm bẫy câu tự động
Cá là nguồn thức ăn dễ tìm nhất trong tình huống đi lac giữa rừng, nhưng làm thế nào để có thể bắt được chúng. Một chiếc bẫy câu tự động sẽ giải quyết vấn đề này.
Cách làm: Bạn cần 2 cành cây có khấc chữ V ở đầu, 2 sợi dây, 1 móc câu và mồi nhử là giun. Đầu tiên, tìm một cái cây nhỏ gần sông suối. Dùng sợi dây thứ nhất buộc vào cái cây và uốn cong nó xuống. Buộc móc câu có sẵn mồi vào sợi dây thứ hai. Hai cành cây có khấc chữ V sẽ được đặt ở vị trí giống hình trên.
Khi một con cá cắn câu, khấc chữ V giữa hai cành cây trật ra và lực đàn hồi của cây sẽ kéo con cá lên bờ.
4. Cách bắt giun để câu cá
Tìm bề mặt đất ẩm ướt, có nhiều lá và thân cây mục nát. Sử dụng 2 cành cây, một cành cắm xuống đất, cành còn lại cọ xát vào cành thứ nhất, dao động sẽ được truyền xuống mặt đất.
Hai đến ba phút sau, giun đất sẽ tập trung lại và tự khắc chui lên mặt đất do tiếng ồn. Đó là lý do tại sao chúng thường bò lên mặt đất vào những ngày mưa vì hạt mưa khi rơi xuống đất cũng tạo ra một loại rung động tương tự.
5. Chế tạo một chiếc giáo
Nếu bạn không có dụng cụ để làm bẫy bắt cá, hãy tạo ra một cái giáo bằng cách tìm một thân cây hơi ẩm và dài. Tách nó thành 4 phần với các đầu vót nhọn bằng dao hoặc đá sắc. Dùng dây buộc giống như hình. Bây giờ bạn có thể dễ dàng bắt cá trong vùng nước nông bằng cách đâm giáo xuống mặt nước khi phát hiện cá.
6. Cách làm sạch cá
Sau khi bắt được cá, bạn cần làm sạch trước khi nấu chín nó. Rửa sạch và loại bỏ hết vây cá. Dùng đầu nhọn của dao chèn vào phần hậu môn của cá và rạch về phía đầu cá (chú ý không rạch quá sâu vì sẽ làm hỏng bên trong).
Cắt phần hàm dưới cá và dùng ngón trỏ giữ chặt như hình trên trước khi kéo phần bị cắt ra bằng tay còn lại. Bây giờ, những gì bạn phải làm là loại bỏ bên trong cá trước khi nướng nó lên.
7. Cách xác định một con vật bằng dấu chân
Nhận biết được dấu chân của một số động vật hoang dã sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn trong việc đi săn hay giúp bạn tự bảo vệ mình bằng cách tránh các loài nguy hiểm.
8. Các kiểu bếp
Sẽ rất khó khăn để duy trì một đám cháy nếu bạn không biết cách đặt vị trí củi. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường tương ứng, bạn nên chọn loại bếp phù hợp.
9. Bếp ngầm kiểu Dakota
Đây là chiếc bếp ngầm giúp bạn nấu ăn mà không lo trời sẽ mưa hay khi thời tiết xấu như tuyết rơi chẳng hạn. Chiếc bếp sẽ cung cấp lượng nhiệt tối ưu cho bạn mà lại rất dễ thực hiện. Tất cả những gì bạn cần làm là đào một cái hố khoảng 10cm – 13cm và đặt củi ở dưới. Sau đó đào một cái hố khác gần đó, thông sang hố thứ nhất để cung cấp oxy.
10. Ý nghĩa biển báo
Việc ghi nhớ những cách báo hiệu phổ biến nhất có thể giúp ích rất nhiều trong trường hợp bị lạc. Nó có thể giúp bạn tìm đường hoặc cảnh báo người khác về bất kỳ mối nguy hiểm sắp tới nào.
11. Cách tạo nơi trú ẩn an toàn
Nếu bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc ở trong một khu rừng qua đêm mà không có lều, bạn sẽ phải tự tạo nơi trú ẩn cho mình.
Sử dụng một thân cây lớn và 2 cành nhỏ hơn hình chữ Y. Dưới đất phủ lá khô hoặc cỏ dày 15-25cm để giữ ấm cho bạn khi đêm xuống. Dùng những cành cây chắc chắn tạo thành khung lều như hình. Cuối cùng, sử dụng lá, cành cây nhỏ phủ quanh khung lều.
12. Sơ cứu cánh tay bị trật khớp
Trật khớp là một chấn thương rất phổ biến trong những tình huống như thế này. Nếu có hai người, hãy đặt người bị trật khớp nằm dưới đất và dùng chân (đã bỏ giày ra) đặt vào nách nạn nhân. Nắm phần cổ tay thật chặt và kéo dọc cơ thể nạn nhân đến khi nghe một tiếng click nhỏ. Không nên làm quá mạnh vì nó có thể làm hại dây thần kinh, cơ và gân của nạn nhân.
Trong trường hợp chỉ có một mình, hãy nằm trên một bề mặt thân cây đổ và sử buộc một vật nặng 4,5 đến 9 kg bên dưới rồi nằm yên trong vòng 15 - 20 phút, khớp bị trật sẽ trở lại vị trí thích hợp của nó.
Trong một số trường hợp, việc nắm vững những kỹ thuật sơ cứu cơ bản sẽ giúp bạn bảo vệ, nâng cao cơ hội sống...