Những loại hải sản dễ ngộ độc, có thể 'đoạt mạng' người ăn
Hải sản tươi sống chứa thành phần dinh dưỡng cao, nhưng nhiều loại chứa độc tố, gây dị ứng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ảnh minh hoạ: Internet
Trong cơ thể của so biển chứa độc tố có tên là tetrodotoxin. Độc tố này được phát hiện không chỉ ở các hải sản (cá nóc, sò biển, bạch tuộc đốm xanh, sao biển, một số loài ốc, cua...) mà còn ở các động vật trên cạn (cóc, ếch, kỳ nhông...), tập trung nồng độ cao ở da, gan, trứng của các động vật kể trên.
Theo một công bố mới đây của Viện Hải dương học, hiện trên vùng biển Việt Nam có tới 39 loài hải sản mang nhiều độc tố gây chết người. Trong đó có 22 loài cá, 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc, 3 loài cua, 1 loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra còn có 2 loài cá nóc nước ngọt nên tổng cộng là 41 loài sinh vật độc.
Ngộ độc hải sản nguy hiểm thế nào?
PGS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), hải sản tươi sống chứa thành phần dinh dưỡng cao, có khả năng kháng khuẩn tốt, nhưng nhiều loại chứa độc tố, gây dị ứng.
Đặc biệt, khi hải sản chết, vi khuẩn sẽ hoạt động mạnh, xâm nhập nhanh. Độc tố trong hải sản tiết ra nhanh, đồng thời men phân giải chất đạm hoạt động mạnh khiến chúng bị hỏng trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận, loại hải sản đã qua sơ chế, được tẩm ướp, tẩy mùi, thêm rất nhiều gia vị để làm ngon miệng, đánh lừa cảm giác của khách hàng. Từ đó, gây ngộ độc cho người ăn.
Ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể bị sốc, tử vong.
Tetrodotoxin là một trong những chất độc thần kinh cực mạnh từng được biết đến. Khi thâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tác động lên hệ thần kinh gây tê liệt tay, chân, cơ hô hấp. Chỉ với một liều rất thấp, chúng sẽ gây ngừng thở, tử vong nhanh chóng.
Ngộ độc hải sản có thể gây triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau bụng đi ngoài, tiêu ra máu. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể bị sốc, tử vong. Ảnh minh hoạ: Internet
Độc tố không bị nhiệt phá hủy, vẫn tồn tại khi nấu chín hay phơi khô, sấy. Nấu ăn thông thường không làm mất độc tính, có thể làm tăng tác động độc hại do đặc tính tan trong nước.
Khi ăn phải, chỉ sau 30 phút đến 2 giờ, nạn nhân sẽ có cảm giác tê môi và đầu lưỡi, các ngón tay bị tê cứng, đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, đôi khi kèm theo nôn mửa, sau đó là tê liệt vận động, đứng ngồi khó khăn, thay đổi tri giác, phát âm khó, khó thở... và có thể tử vong nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Cách sơ cứu đúng
Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị, giải độc đặc hiệu, phần lớn là điều trị triệu chứng, chú trọng hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, chống co giật. Tất cả trường hợp ngộ độc dù nặng hay nhẹ đều cần phải nhập viện theo dõi sát sao.
Nếu có dấu hiệu bị ngộ độc, phải ngừng ngay không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân để tống hết thức ăn ra ngoài. Lưu ý, chỉ gây nôn khi bệnh nhân tỉnh và nếu là trẻ em không nên gây nôn vì dễ bị sặc.
Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim, phải cấp cứu khẩn bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi. Sau khi sơ cứu, khẩn trương đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện để xử lý tiếp.
Không ăn hải sản chưa được nấu chín: Nhiều du khách có sở thích ăn các loại hải sản tái mà không biết đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây ngộ độc cao. Do đó, tuyệt đối không được ăn các loại hải sản khi còn sống đặc biệt là cua, ghẹ. Ảnh minh hoạ: Internet
PGS Thịnh khuyến cáo, để tránh ngộ độc hải sản, người dân cần nhớ nguyên tắc:
- Không ăn hải sản chưa được nấu chín: Nhiều du khách có sở thích ăn các loại hải sản tái mà không biết đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây ngộ độc cao. Do đó, tuyệt đối không được ăn các loại hải sản khi còn sống đặc biệt là cua.
Cua sống dễ ngộ độc là do trong thịt có chứa nang trùng. Loại ký sinh trùng này khi xâm nhập vào người sẽ phá hoại phổi dẫn tới ho, khạc ra máu, ngoài ra, một lượng nhỏ kí sinh xâm nhập lên não dẫn tới co giật thậm chí dẫn tới bại liệt.
- Không ăn cá bị nhiễm độc: Những loại cá được nuôi ở những vùng nước ô nhiễm dễ nhiễm thủy ngân gây ngộ độc khi sử dụng như cá kiếm, cá kình, cá thu…
- Nên ăn những loại cá tươi và chế biến sạch sẽ trước khi sử dụng. Ăn chín uống sôi.
- Ăn thăm dò các món mới để tránh bị dị ứng.
Nhiều người rất chủ quan với cúm, tính tới thời điểm này đã có rất nhiều nhập viện vì căn bệnh tưởng chừng như...