Những đối tượng dễ bị vi khuẩn Whitmore tấn công nhất

Có một số đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh Whitmore và bệnh dễ tiến triển nặng hơn.

Vừa qua, trong 3 trường hợp mắc Whitmore có 2 trẻ em ở tỉnh Thanh Hóa điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. Tuy nhiên, 1 trong 2 bệnh nhi đã tử vong vào tối 11/11 do sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng nặng.

Đến nay, trường hợp còn lại hiện đang được điều trị tích cực, theo dõi chặt chẽ.

Từng cảnh báo về căn bệnh này, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh Whitmore thường là sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (đa áp xe), nhiễm trùng đường tiết niệu.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Biểu hiện này xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp với đất thì bác sĩ hãy nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh Whitmore và cho chỉ định cấy máu, mủ, đờm hoặc nước tiểu ngay.

Do đó, đối với người nhiễm bệnh, nếu có bệnh cảnh và các triệu chứng kể như trên thì phải đến ngay các bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị bệnh. Đối với người bình thường, hạn chế tiếp xúc với bùn đất sẽ tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công. Số người mắc và nhập viện tăng nhiều vào mùa mưa.

Hơn nữa, vi khuẩn gây bệnh Whitmore dễ tái phát, sức khỏe của bệnh nhân rất dễ suy kiệt do bệnh tái đi tái lại hoặc nếu điều trị không đúng phác đồ.

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có thể sống ở tất cả mọi nơi. Đặc biệt, trong đất ẩm, đất canh tác nông nghiệp như đất trồng lúa. Do vậy, kể cả những nơi tưởng như sạch sẽ, không ô nhiễm bẩn cũng có thể nhiễm.

Đặc biệt, bệnh gặp trên mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già, người khỏe mạnh đến người mắc các bệnh nền như trên. Tùy thuộc vào từng vùng, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh 5-15% trên tổng số ca mắc bệnh.

Tuy nhiên, có một số đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh và bệnh dễ tiến triển nặng hơn.

Môi trường sinh sống trong tự nhiên của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (gây bệnh Whitmore) là bùn đất, nước bị ô nhiễm. Vi khuẩn này lây sang người thông qua vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp, khi hít phải các hạt bụi đất hoặc giọt nước li ti trong không khí có chứa vi khuẩn.

Những người thường xuyên làm việc trong môi trường này như: Người lao động, nông dân có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn.

Bên cạnh đó, các đối tượng có cơ địa đặc biệt như người nghiện rượu, người mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, gout, bệnh lý gây suy giảm miễn dịch thì sẽ có nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.

Khoảng 35% trẻ nhiễm bệnh có biểu hiện viêm mủ tuyến nước bọt mang tai khiến nhiều người lầm tưởng là quai bị, 65% có các biểu hiện khác như viêm phổi, áp xe lách, thận… hoặc các vết mưng mủ ngoài da, đặc biệt là vùng đầu, mặt và cổ.

Ở người lớn, đa số bệnh nhân mắc bệnh có biểu hiện viêm phổi cùng với nhiễm khuẩn huyết, viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp viêm cơ khớp hoặc viêm màng não…

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế: Người mắc vi khuẩn Whitmore ăn mòn cơ thể có biểu hiện đa dạng, khó chẩn đoán

Người mắc vi khuẩn Whitmore có biểu hiện phức tạp như: Sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
Vi khuẩn Whitmore ăn mòn cơ thể Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN