Những đồ vật tuyệt đối không dùng chung để tránh rước bệnh vào người
Nếu không muốn rước những bệnh truyền nhiễm từ người khác thì bạn không nên chia sẻ với bất cứ ai, kể cả người thân một số vật dụng cá nhân dưới đây.
1. Son
Các căn bệnh như Herpes môi (mụn rộp môi) có thể dễ dàng lây truyền qua việc dùng chung son môi hoặc son dưỡng. Ngay cả khi dấu hiệu không rõ ràng, virus vẫn có thể có mặt trong niêm mạc miệng và nước bọt. Hiện tại, không có phương pháp chữa trị hiệu quả 100% đối với bệnh mụn rộp này.
Chỉ lau bề mặt và tái sử dụng thỏi son đó là không đủ. Bạn nên bỏ thỏi son đó hoặc cắt bớt một đoạn đầu son để tránh sự tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn.
2. Tai nghe
Lỗ tai dễ lây lan vi khuẩn nhất là khi nó ẩm ướt, đổ mồ hôi, và lâu ngày không được vệ sinh. Dùng chung tai nghe có thể truyền nhiễm tụ cầu khuẩn trú ẩn trong ráy tai, gây viêm nhiễm, u nhọt…
Bạn có thể làm sạch tai nghe bằng cách sử dụng tăm bông nhúng vào lượng hydrogen peroxide vừa phải để lau. Miếng đệm có thể được khử trùng bằng cách ngâm vào dung dịch cồn. Trong những trường hợp sử dụng thường xuyên, hãy nhớ lau tai nghe ít nhất mỗi tuần 1 lần.
3. Lô uốn tóc
Tương tự các phụ kiện tóc, nấm và rận có thể dễ dàng lây lan qua lược, khăn trùm đầu hoặc dụng cụ uốn tóc.
Tùy thuộc vào tần suất sử dụng mà bạn nên thường xuyên rửa sạch sẽ và lau khô chúng.
4. Lăn khử mùi
Dù có là loại lăn khử mùi có tính kháng khuẩn thì bề mặt tiếp xúc với da vẫn có thể chứa vi khuẩn gây mùi và bạn hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm từ người khác nếu dùng chung.
Tốt nhất hãy sử dụng lăn khử mùi ngay sau khi tắm xong, lúc đó da của bạn vẫn còn khá sạch sẽ. Nếu không, trước tiên bạn hãy lau qua bằng khăn ẩm.
5. Khăn tắm
Mục đích sử dụng của khăn tắm là hấp thụ lượng chất lỏng tối đa từ cơ thể. Đó là lý do tại sao ngay cả khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh, độ ẩm trong phòng tắm sẽ dần dần biến tấm khăn thành môi trường hoàn hảo cho nấm mốc và vi khuẩn. Nếu dùng chung khăn, bạn rất dễ bị lây vi khuẩn từ người khác, chẳng hạn vi khuẩn đau mắt đỏ và mụn.
Các chuyên gia vệ sinh khuyên bạn nên giặt sạch sau 3-4 ngày sử dụng và tốt nhất nên phơi khô ở nơi thoáng đãng ngoài trời.
6. Nhíp, cắt móng tay, dao cạo
Bạn không nên dùng chung nhíp, cắt móng tay, dao cạo và các phụ kiện khác, có thể truyền nhiễm nấm cùng một số loại HPV. Bạn có thể sát trùng bằng cồn sau mỗi lần sử dụng, nhưng tốt nhất là mỗi người nên có một cái.
7. Các dụng cụ chăm sóc da
Có thể dễ dàng làm sạch cọ trang điểm hay bông tắm nhưng theo thời gian, chúng sẽ tích tụ những phần nhỏ của da có chứa vi khuẩn gây mụn nhọt.
Đừng quên rửa cẩn thận các dụng cụ bằng xà phòng sau mỗi lần sử dụng và cứ 2-3 tháng lại thay mới một lần.
8. Dép đi trong nhà
Dép chứa đầy nấm chân và vi khuẩn, đặc biệt nếu đôi dép đó thường xuyên ẩm ướt do mồ hôi chân. Cố gắng tránh thói quen không đi dép khi chân đang ướt để ngăn ngừa sự xuất hiện của nấm và vi khuẩn.
Dù đó có là đôi dép yêu thích nhưng tốt nhất bạn vẫn là nên thay mới 6 tháng một lần. Hãy nhớ đánh rửa thường xuyên và xử lý phần bên trong bằng các chất khử trùng.
Đến khám tại một phòng khám da liễu ở Hai Bà Trưng (Hà Nội), bạn Nguyễn Lan Hương, sinh viên trường đại học Kinh tế...