Những điều người mắc sốt xuất huyết bắt buộc phải làm để nhanh khỏi
BS Đỗ Tuấn Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai chỉ rõ những điều cần làm để nhanh khỏe ở bệnh nhân sốt xuất huyết.
Theo BS Đỗ Tuấn Anh, kiến thức y khoa thông thường: nghỉ ngơi, uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, uống thuốc hạ sốt và chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để đi khám, nhập viện điều trị, thông thường đó là thời điểm pha sốt muộn (ngày bệnh thứ 3-4, hoặc nhiệt độ hạ/ hạ thân nhiệt), cộng với ban xuất huyết, chảy máu mũi, miệng,..
BS Đỗ Tuấn Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai.
Khi bạn được chẩn đoán là sốt xuất huyết, điều cực kỳ quan trọng đó là đảm bảo cơ thể bạn đủ nước, điều này có nghĩa bạn phải uống “nhiều nước”, có thể là nước lọc, oresol, nước hoa quả, cháo/soup,…
Lý do sốt xuất huyết thường sốt cao (39-40.5), sốt liên tục và dai dẳng, đáp ứng với thuốc hạ sốt (paracetamol, lưu ý không dùng Ibuprofen), ăn uống kém, nôn chớ... tất cả lý do trên khiến cơ thể người bệnh rơi vào tình trạng thiếu dịch, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh ( mệt, đau đầu, đau mỏi người).
Một trong biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết đó là cơ thể thiếu/mất dịch, rơi vào tình trạng sốc.
Giai đoạn đầu của sốt sốt xuất huyết (pha sốt), mục tiêu đó là chống mất/ thiếu dịch, trên 70% người bệnh có thể tự theo dõi và chăm sóc ở nhà bằng chế độ dinh dưỡng và uống đủ nước.
Có 3 loại đồ uống rất tốt cho hồi phục sốt Dengue, Oresol, sữa (giảm các tác dụng mệt mỏi và khó chịu của bệnh), nước hoa quả cung cấp điện giải và multivitamin (chuối, cam, kiwi, bơ).
Người bệnh mệt, đau mỏi người và khớp, do vậy được nghỉ ngơi đủ là rất quan trọng. Hãy cố ngủ càng nhiều càng tốt, giúp cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục.
Những thực phẩm tốt nhất cho người bệnh sốt Dengue: Nước tinh khiết, oresol, nước dừa, nước trái cây; Sữa, các chế phẩm từ sữa; Thực phẩm nhiều đạm (protein): thịt lạc (thịt gà, thịt bò, cá), gan, trứng.
Điều cần làm để nhanh khỏe ở bệnh nhân sốt xuất huyết
1. Đủ dịch (uống đủ và đúng loại dinh dưỡng-tốt cho sức khỏe).
2. Kiểm soát các triệu chứng tốt (thuốc hạ sốt Paracetamol, đúng liều đúng khoảng cách, không dùng Iburprofen).
3. Nghỉ ngơi (ngủ và vận động nhẹ nhàng).
4. Dinh dưỡng đúng ( ăn những thực phẩm tốt, tránh những đồ ăn không tốt).
5. Theo dõi sát tình trạng sức khỏe, chủ động phát sớm các dấu hiệu nguy hiểm, tốt nhất có 1 sự theo dõi – giám sát của 1 bác sỹ gia đình.
BS. Đỗ Tuấn Anh chia sẻ thêm, việc phòng mất nước/ thiếu dịch là rất quan trọng trong chăm sóc, điều trị trẻ sốt xuất huyết vì nguy cơ mất nước do sốt cao liên tục, nôn hoặc uống không đủ nước so với nhu cầu.
Trong giai đoạn trẻ mắc bệnh và hồi phục, một số thực phẩm giúp trẻ hồi phục nhanh như: nước dừa, nước hoa quả giàu vitamin C, các loại rau xanh...
Những thực phẩm nên tránh cho trẻ sốt xuất huyết ăn như: Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ; đồ uống có caffein, có ga; Gia vị cay...
Để phòng bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
2. Hằng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
3. Hằng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Đây là trường hợp mắc sốt xuất huyết nặng nhất từ đầu mùa dịch (năm 2022) đến nay tại Bệnh viện E.
Nguồn: [Link nguồn]