Những điều nên và không nên làm khi uống rượu ngày Tết
Không nên cho nạn nhân say rượu và ngộ độc rượu uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu.
Tết đến, xuân về không thể thiếu chén rượu mừng năm mới. Tuy nhiên, nhiều vụ ngộ độc rượu xảy ra gần đây cho thấy người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ mình để niềm vui ngày Tết được trọn vẹn.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo những điều nên và không nên khi uống rượu ngày Tết.
(Ảnh minh họa).
Những điều nên làm:
- Khi uống rượu thấy chếnh choáng, nên tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má.
- Uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn nước lạnh. Nên uống thêm các loại nước: Nước chanh, nước cam vắt, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ (đặc biệt là đậu xanh), uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.
- Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.
- Nếu người uống rượu say ngủ, người nhà hãy để yên cho họ ngủ. Tuy nhiên, cứ vài tiếng phải đánh thức dậy cho ăn cháo loãng. Tránh trường hợp đói sẽ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Những điều không nên làm:
- Không nên cho nạn nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu.
- Không uống thêm vitamin B1, B6, acid folic... để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamon, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
- Không nên uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ làm giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ bị xơ gan, ung thư gan.
- Không để cho trẻ em và vị thành niên uống rượu bia.
- Sau khi uống, tuyệt đối không điều khiển xe hay tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn, dễ bị ngã, va chạm, chấn thương.
- Không nên pha rượu với bia và các chất kích thích bởi chúng gây ngộ độc cấp như chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, thậm chí mất tri giác và tử vong khi nồng độ cồn trong máu tăng quá cao.
- Hạn chế uống rượu khi đói vì dạ dày rỗng khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng.
- Nên tránh sử dụng các loại đồ uống chứa cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ bất thường.
- Khi bị ngộ độc rượu, người nhà nên giữ bệnh nhân tỉnh táo nhất có thể cho đến khi có bác sĩ tới cấp cứu.
- Không để người ngộ độc rượu một mình, để tránh tình trạng nôn mửa có thể gây nghẹt đường thở. Nên để bệnh nhân nằm đầu cao hoặc ngồi, có thể để nằm nghiêng để tránh ngạt thở khi nôn mửa.
- Hô hấp nhân tạo nếu có dấu hiệu ngưng thở và giữ ấm cơ thể để tránh hạ thân nhiệt đột ngột, gây tử vong. Gia đình nên mang theo hoặc ghi nhớ loại rượu mà người bị ngộ độc uống để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, xử trí kịp thời. Hoặc gọi điện tới Trung tâm chống độc để được các chuyên gia hướng dẫn, sơ cấp cứu đúng cách.
Sự việc nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa tại trường iSchool Nha Trang và 1 em đã không qua khỏi khi đang trên đường chuyển viện đến TP. HCM...
Nguồn: [Link nguồn]