Những điều cần thay đổi để sống thọ
Sống lâu và sống khoẻ là mong ước của tất cả mọi người, nhưng làm thế nào thì không phải ai cũng biết. Các nhà khoa học mách bạn những bí quyết rất đơn giản dưới đây.
Những quy tắc sống dưới đây nếu được duy trì sẽ góp phần đẩy lùi bệnh tật, trái tim luôn khỏe mạnh và làm việc tốt.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện tiên quyết giúp bảo vệ sức khỏe và tăng cường thể lực, kéo dài tuổi thọ. Một bữa ăn lành mạnh khi có đủ ngũ cốc, cá, rau xanh, hạn chế thịt đỏ và đồ ngọt. Nếu tuân thủ chế độ dinh dưỡng trên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer - nguyên nhân hàng đầu khiến người cao tuổi tử vong, CDC cho biết.
Giữ huyết áp ổn định
Huyết áp cao hay thấp đều không tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy hãy có một chế độ ăn phù hợp, ít muối. Luôn kiểm soát stress, hạn chế uống rượu, không hút thuốc. Bên cạnh đó, thường xuyên vận động, tập thể dục và giữ cân nặng ổn định giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Kiểm soát đường huyết
Đường trong máu cao gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Để kiểm soát đường huyết tốt, bạn cần ăn thực phẩm có lợi cho sức khỏe theo nguyên tắc ít chất béo, ít năng lượng, giàu chất xơ. Ngoài ra, bạn phải ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên cám, vận động cơ thể thường xuyên, giữ cân nặng lý tưởng.
Kiểm soát nồng độ mỡ trong máu
Để tránh tăng nồng độ mỡ máu, cần có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế nạp thực phẩm nhiều cholesterol như nội tạng động vật, óc, thịt mỡ, lòng đỏ trứng. Tránh dùng nhiều chất béo bão hòa từ phô mai, kem, bơ, thịt mỡ. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, khoai tây chiên, gà rán, thịt rán. Khi chế biến món ăn, nên dùng dầu thực vật như dầu lạc, dầu đậu nành, dầu ngô, dầu cải... thay cho mỡ động vật. Đừng quên tập thể dục thường xuyên và giữ cân nặng trong giới hạn chỉ số BMI lý tưởng để kiểm soát mỡ máu hiệu quả.
Ngừng hút thuốc lá
Thuốc lá làm tăng các biến cố tim mạch, đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim. Do vậy nếu đang hút thuốc, bạn hãy bỏ thói quen này ngay.
Ngủ đủ giờ, ngủ ngon và ngủ sâu
Trong khi ngủ, cơ thể phục hồi các chức năng, trong đó có cả khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật. Não của chúng ta cần ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để nghỉ ngơi. Đối với những người trên 100 tuổi thì giấc ngủ là sinh hoạt quan trọng nhất, hơn cả vấn đề ăn uống.
Trong khi ngủ, cơ thể phục hồi các chức năng, trong đó có cả khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.
Bạn nên ngủ trưa mỗi ngày khoảng 15 - 30 phút để làm giảm stress. Trong khi ngủ thì hiện tượng REM (Rapid Eye Movement) giúp cho não bộ và cơ thể phục hồi chức năng và trí nhớ, kéo dài tuổi thọ.
Không mặc quần áo quá chật khi đi ngủ
Trong lúc ngủ nếu bạn mặc đồ ngủ hoặc phụ trang bên trong quá dày, quá chật sẽ làm cho hệ thống tuần hoàn máu khó lưu thông, có thể sinh ra tai biến, hoặc dễ gặp những cơn ác mộng, như người ta nói là bị “bóng đè”, như vậy sáng hôm sau sẽ rất uể oải khi thức dậy. Cho nên, thường người ta khuyên phụ nữ không nên mặc đồ nịt ngực khi đi ngủ.
Suy nghĩ tích cực
Một khảo sát trên 136.000 người Mỹ và Nhật Bản trong vòng 7 năm cho thấy những người sống tích cực, luôn vui vẻ và ý thức được về ý nghĩa của cuộc sống có thể giảm 20% nguy cơ tử vong so với những người suy nghĩ tiêu cực, luôn u sầu, buồn bã. Vì vậy, suy nghĩ tích cực trong cuộc sống có thể kéo dài tuổi thọ của mỗi người.
Suy nghĩ tích cực sẽ giúp mỗi người sống thọ hơn.
Không lãng phí sức lực
Đừng dùng quá nhiều sức lực để sử dụng vào những việc không đâu một cách quá mức mà không có ý nghĩa gì thiết thực. Việc gì cũng đều có giới hạn của nó, nếu dùng lực quá sức một cách lãng phí mỗi lúc một ít, lâu ngày nó sẽ tích tụ lại cho con người chóng già, chóng yếu, ảnh hưởng đến tuổi thọ và dễ sinh bệnh tật.
Theo tờ New York Times, ông Shigeaki Hinohara, chuyên gia về tuổi thọ, người đã xây dựng nền móng cho nền y học Nhật Bản,...