Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh

Sự kiện: Bệnh vô sinh

Vô sinh là một vấn đề phổ biến với khoảng 22% các cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai đứa con đầu lòng. Vô sinh có thể xảy ra mà không có bất kỳ dấu hiệu bên ngoài nào nhưng cũng có trường hợp có những dấu hiệu tiềm ẩn.

Vô sinh được định nghĩa là không có khả năng thụ thai sau một năm cố gắng mang thai. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, các bác sĩ thường sẽ điều trị các vấn đề về sinh sản chỉ sau sáu tháng cố gắng thụ thai.

Nếu bạn đang cố gắng có con nên biết những vấn đề vô sinh tiềm ẩn cần chú ý. Những dấu hiệu này có thể có nghĩa là bạn ít có khả năng thụ thai nếu không có sự can thiệp và nên đi khám sức khỏe sớm hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh cần lưu ý.

1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu vô sinh

Có kinh đều đặn từ 21 đến 35 ngày thường là dấu hiệu cho thấy quá trình rụng trứng đang diễn ra. Có thể theo dõi ngày rụng trứng nhiều cách như tính ngày, dụng cụ đo rụng trứng và máy đo trực tuyến. Nếu không có kinh nguyệt đều đặn có thể là dấu hiệu của vô sinh hoặc một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và là lý do cần đi khám ngay lập tức. Ngay cả khi chỉ cố gắng mang thai trong một thời gian ngắn, cũng nên kiểm tra xem chu kỳ kinh nguyệt có bất thường hay không.

Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của vô sinh hoặc một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của vô sinh hoặc một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Theo BS. Nguyễn Tuấn Anh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương, những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không có chu kỳ kinh nguyệt nên được đánh giá sớm hơn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trứng không rụng vào thời điểm dự kiến mỗi tháng, khiến việc thụ thai trở nên khó khăn.

BS. Nguyễn Tuấn Anh cho biết thêm, kinh nguyệt không đều có thể xảy ra vì nhiều lý do. Một số khả năng gây rối loạn điều hòa này xảy ra do hội chứng buồng trứng đa nang, tín hiệu hormone bất thường đến từ buồng trứng, suy giảm trứng hoặc các yếu tố nội tiết khác.

2. Kinh nguyệt ra nhiều hoặc không có kinh

Giống như kinh nguyệt không đều, những phụ nữ bị chậm kinh có thể gặp khó khăn khi mang thai do rụng trứng không dự đoán được. Những phụ nữ có kinh nguyệt nhiều có thể gặp các vấn đề khác như u xơ tử cung hoặc polyp có thể khiến thai nhi khó làm tổ bình thường trong tử cung.

Mặc dù việc ngừng sử dụng biện pháp tránh thai ban đầu có thể ảnh hưởng đến tần suất và mức độ nặng nề của chu kỳ kinh nguyệt và cơ thể phải mất một thời gian để điều chỉnh nhưng nếu bị mất kinh lâu hơn một hoặc hai tháng và không có thai cần phải đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân gốc rễ của sự bất thường này.

3. Biến động nội tiết tố

Sự mất cân bằng nội tiết tố xảy ra khi có quá nhiều hoặc quá ít một loại hormone trong máu và tùy thuộc vào loại hormone đó, mức độ cao hay thấp có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. Các triệu chứng phổ biến của sự dao động nội tiết tố thường thấy ở những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ nội tiết sinh sản có thể đánh giá nếu nghi ngờ có điều gì đó không ổn.

BS. Nguyễn Tuấn Anh cho biết: Đánh giá cơ bản bao gồm một số xét nghiệm như phân tích tinh dịch, đánh giá siêu âm vùng chậu bao gồm số lượng nang trứng có trong mỗi buồng trứng và xét nghiệm mức độ hormone… để đánh giá dự trữ buồng trứng (số lượng cung cấp trứng). Những xét nghiệm này thường xác định nguyên nhân cơ bản ở khoảng 70% các cặp vợ chồng, số còn lại bị vô sinh không rõ nguyên nhân và vẫn có thể điều trị được.

4. Đau vùng xương chậu

Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh - 2

Đau vùng chậu thường là một phần của các rối loạn có thể gây khó khăn cho khả năng sinh sản.

Bị đau vùng xương chậu mạn tính không có nghĩa là vô sinh nhưng đau vùng chậu thường là một phần của các rối loạn có thể gây khó khăn cho khả năng sinh sản. Ví dụ bao gồm lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng vùng chậu, u xơ và u nang buồng trứng.

Lạc nội mạc tử cung có thể khiến khả năng sinh sản trở thành một thách thức vì nhiều lý do ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của sinh sản. Ngoài ra, tiền sử nhiễm trùng vùng chậu như lậu hoặc Chlamydia có thể làm hỏng ống dẫn trứng.

Trên thực tế, khi Chlamydia và bệnh lậu không được điều trị, chúng có thể dẫn đến tình trạng gọi là bệnh viêm vùng chậu, cuối cùng có thể dẫn đến vô sinh. Khoảng 1 trong 8 người mắc bệnh viêm vùng chậu bị vô sinh. Cũng có khả năng đau vùng chậu chỉ là thứ yếu do các nguyên nhân khác liên quan đến sức khỏe phụ khoa không đóng vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản. Do đó, nếu đang bị đau vùng chậu cần đi khám để xác định rõ.

5. Rối loạn cương dương

Khó khăn trong việc đạt được hoặc duy trì sự cương cứng là tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đôi khi, rối loạn cương dương có thể là tín hiệu cho thấy hormone không được sản xuất với số lượng cần thiết. Hoặc nó có thể chỉ ra sự hiện diện của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác.

Rối loạn cương dương cũng có thể trở nên trầm trọng hơn ở các cặp vợ chồng đang cố gắng thụ thai vì nó dẫn đến căng thẳng hơn khi một cặp vợ chồng cố gắng thụ thai trong những ngày gần rụng trứng.

Đối với nam giới gặp phải tình trạng rối loạn cương dương do lo lắng hoặc căng thẳng liên quan đến thời gian giao hợp có thể lựa chọn đông lạnh mẫu tinh trùng dự phòng để sau này sử dụng cho thụ tinh nhân tạo. Nhưng nếu tinh trùng có thể được đưa vào âm đạo thành công trong khi vợ đang rụng trứng thì điều này sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

6. Các vấn đề với xuất tinh

Rối loạn chức năng xuất tinh là một rối loạn tình dục phổ biến. Thông thường, xảy ra ở những người trẻ tuổi và có thể dẫn đến lượng tinh dịch thấp hoặc khó xuất tinh.

Trong cả hai trường hợp, khó xuất tinh có thể khiến việc giao hợp theo thời gian ít thành công hơn và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản vì tinh trùng sẽ không thể kết nối với trứng theo cách truyền thống.

Nếu xuất tinh là một vấn đề do thuốc hoặc vấn đề khác, cần phải được bác sĩ đánh giá.

7. Tinh hoàn sưng hoặc đau

Mặc dù tinh hoàn bị đau hoặc sưng là điều hiếm gặp nhưng gặp phải một trong hai triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn khác đang xảy ra. Trong những tình huống này, bác sĩ tiết niệu sinh sản có thể thực hiện phân tích tinh dịch và khám sức khỏe toàn diện để xác định nguyên nhân.

Tinh hoàn bị sưng hoặc đau có thể biểu thị tình trạng nhiễm trùng hoặc quá trình viêm nhiễm, có thể làm giảm số lượng tinh trùng. Những bệnh nhân này cần được đánh giá và điều trị phù hợp.

8. Các yếu tố nguy cơ khác gây vô sinh

Bên cạnh những dấu hiệu tiềm ẩn về vô sinh ở trên, còn có một số yếu tố nguy cơ khác cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Dưới đây là một số điều cần cân nhắc nếu gặp khó khăn trong việc mang thai.

Cân nặng:

Phụ nữ béo phì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Phụ nữ béo phì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nếu cơ thể thừa cân hoặc thiếu cân, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trên thực tế, cân nặng đóng một vai trò trong mức độ hormone, có thể ảnh hưởng đến cả sự rụng trứng và số lượng tinh trùng. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy nguy cơ vô sinh ở những người sinh con béo phì cao gấp ba lần so với những người sinh con không béo phì.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ngay cả khi bản thân phôi thai có gene bình thường thì khả năng làm tổ vẫn thấp hơn và nguy cơ sảy thai cao hơn ở những phụ nữ béo phì. Trong khi đó, những phụ nữ thiếu cân đáng kể thường sẽ ngừng rụng trứng và kinh nguyệt không đều hoặc không có. Đàn ông thừa cân nhiều cũng có thể có những bất thường về tinh trùng.

Thừa cân hoặc thiếu cân đều ảnh hưởng đến hormone và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Cân nặng ảnh hưởng đến cách giải phóng và điều hòa hormone ở mọi cấp độ trong cơ thể từ não, tuyến thượng thận và cơ quan sinh sản. Và nếu có tác động ở bất kỳ mức nào trong số này trong cơ thể, khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng.

Tuổi mẹ cao:

Tuổi mẹ cao có thể có nghĩa là có dự trữ buồng trứng thấp hoặc còn lại ít trứng hơn, điều này thường dẫn đến những trở ngại lớn hơn trong việc thụ thai. Điều này cũng có thể khiến sảy thai trở nên phổ biến hơn vì khi những người có buồng trứng già đi và còn ít trứng hơn thì khả năng có phôi khỏe mạnh sẽ giảm đi. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp.

Yếu tố lối sống:

Cách sống và những lựa chọn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì lý do này, các bác sĩ sinh sản đều khuyên nên tránh uống quá nhiều rượu và caffeine, hạn chế sử dụng thuốc kích thích hoặc hút thuốc, tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng khỏe mạnh để cải thiện cơ hội thụ thai và giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai.

Điều kiện y tế

Một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến nhất có thể dẫn đến vô sinh là Hội chứng buồng trứng đa nang. Tình trạng này dẫn đến rối loạn rụng trứng và thường liên quan đến sức khỏe trao đổi chất bị suy giảm (chẳng hạn như bệnh đái tháo đường hoặc cholesterol cao).

Nhiễm trùng trước đó làm tổn thương ống dẫn trứng cũng có thể dẫn đến vô sinh. Điều này có thể dẫn đến hư hỏng hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng làm hạn chế trứng và tinh trùng gặp nhau.

Ngay cả việc mắc bệnh ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Việc điều trị thường cần dùng thuốc hoặc xạ trị có thể gây hại cho buồng trứng, số lượng trứng và sức khỏe của tử cung hoặc tinh trùng. Nếu có bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào, cần phải gặp bác sĩ trước khi mang thai để xác định hướng hành động tốt nhất dựa trên tiền sử bệnh lý.

Bác sĩ chỉ nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới và cách phòng tránh

Tình trạng vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi mắc bệnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Hưng ([Tên nguồn])
Bệnh vô sinh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN