Những dấu hiệu bất thường khi mang thai, mẹ bầu nhất định phải chú ý

Sự kiện: Mang thai

Những dấu hiệu bất thường khi mang thai rất có thể là cảnh báo cho một nguy cơ tiềm ẩn của cả mẹ và thai nhi.

Theo BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh - Trưởng khoa Khám Chuyên gia, BV Phụ sản Hà Nội cho biết, các dấu hiệu bất thường khi mang thai bao gồm:

Ra máu âm đạo

Ra máu âm đạo (có thể kèm theo đau bụng hoặc không) trong thời gian mang thai có thể là dấu hiệu của một số tình trạng thai bệnh lý như: thai ngoài tử cung, chửa trứng, thai lưu, sảy thai, rau tiền đạo, rau bong non…

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Đau bụng

Trong thai kỳ nếu bạn thấy mình đau bụng từng cơn, tăng dần có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, dấu hiệu của doạ sảy thai, sinh non.

Sốt cao trên 38,5

Sốt trong thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân, có thể kèm theo phát ban dưới da. Nếu sốt kèm theo ra nước âm đạo trên 6 tiếng có thể là do nhiễm trùng ối. Sốt cũng có thể do nhiễm một số loại vi rút như cúm, rubella, zika… có thể gây dị tật ở bào thai nếu mắc bệnh vào giai đoạn đầu của thai kỳ…

Ra nước ở âm đạo

Nếu ra nước ở âm đạo trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, có thể bạn đang bị rỉ ối.

Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Đau đầu, nhìn mờ, có khi xuất hiện buồn nôn kèm theo có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ hoặc bệnh lý tiền sản giật, nặng hơn sẽ là sản giật (co giật toàn thân). Đây là bệnh lý rất nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

Phù

Nếu bạn thấy phù ở toàn thân, phù ở mặt, mí mắt, tay hoặc phù kèm theo đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn bạn cần đến ngay bệnh viện vì đó chính là dấu hiệu tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật, sản giật.

Không thấy thai máy/ cử động thai

Hầu hết các bác sĩ khuyên người mẹ nên tự kiểm tra sự phát triển của thai nhi một vài lần trong một ngày. Bé ít nhất có khoảng 10 động tác trong vòng 10 phút. Từ tuần thứ 32 của thai kỳ, toàn bộ các giác quan của thai nhi đã hoàn thiện và có thể cảm nhận được mọi cử động của mẹ. Nếu người mẹ thử để ý mà không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào của bé thì nên uống một ly nước trái cây (loại đường tự nhiên có thể thúc đẩy em bé chuyển động), sau đó nằm nghiêng bên trái trong một căn phòng yên tĩnh khoảng 30 phút. Nếu sau khi thử tiếp lần thứ hai mà mẹ vẫn  không cảm thấy bất kỳ chuyển động nào thì nên nhanh chóng nhập viện ngay.

Thai đạp yếu hoặc không có cử động của thai kèm theo không thấy bụng to dần lên là có thể nghĩ đến thai chậm phát triển trong tử cung hoặc thiểu ối

Đi tiểu dắt và đau buốt

Mặc dù đi tiểu thường xuyên là triệu chứng phổ biến trong quá trình mang thai do thai nhi ngày một lớn và di chuyển xuống dưới chèn ép bàng quang. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị đi tiểu dắt và đau buốt ở bàng quang, niệu đạo thì đó là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm ảnh hưởng đến thận, thậm chí gây ra tình trạng sinh non hoặc trẻ thiếu cân.

Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho đến khi mẹ tròn con vuông, người mẹ nên:

- Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ;

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh trong thai kỳ;

- Quan tâm đến biểu hiện cơ thể, quan sát cử động thai nhi hàng ngày để nhanh chóng phát hiện bất thường;

- Những người mẹ có nguy cơ trước đó cần phải trao đổi với bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm để có thể chuẩn bị và ứng phó kịp thời trong mọi tình huống xấu nhất.

Vô tình nuốt phải tinh trùng có thể mang thai không?

Quan hệ tình dục bằng miệng là một trải nghiệm khi “yêu” của một số cặp đôi. Nhưng nhiều bạn lo lắng liệu rằng việc vô tình nuốt tinh trùng có thể mang thai không và sẽ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Mang thai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN