Những đại kỵ khi uống bia hại khủng khiếp không phải ai cũng biết
Bia là thức uống khá phổ biến và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên uống bia như thế nào để không hại sức khỏe, thậm chí còn có thể gây độc là điều không phải ai cũng biết.
Ảnh minh họa: Internet
Nhiều người cho rằng uống bia không có hại gì cho sức khỏe vì nó được làm từ lúa mạch, chỉ cần không uống nhiều là không sao. Vì thế, trong những ngày nắng nóng, nhiều người chọn bia để mong "đập tan cơn khát". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bia không giúp bạn cung cấp lượng nước cần thiết khi cơ thể bạn đang khát, mà ngược lại, uống bia vào sẽ khiến bạn mất nước và khát nhiều hơn.
Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp gây hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và gần 200 loại bệnh tật khác, đứng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới.
Không bộ phận nào trong cơ thể không chịu tác động của rượu bia khi uống. Chỉ sau 10 phút uống rượu, hầu hết nội tạng như tim, gan, dạ dày, thận... bị ảnh hưởng và gây bệnh tật nếu uống quá nhiều.
Những cấm kỵ khi uống bia:
Không uống bia quá lạnh
Trong thời tiết hè nắng nóng, 1 cốc bia thật lạnh có thể là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, uống một lượng lớn bia lạnh có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày, viêm đường ruột và các bệnh đường tiêu hóa khác.
Chỉ uống mà không ăn
Trong cuộc vui, nhiều người thích uống hơn là dùng đồ ăn, điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, không chỉ làm bạn có cảm giác vô cùng mệt mỏi, nó còn ảnh hưởng lớn tới dạ dày và tiêu hóa. Nếu thói quen này kéo dài quá lâu, sẽ làm tăng tỷ lệ bị ung thư dạ dày.
Không nên uống bia khi ăn hải sản
Theo thói quen, khi chúng ta ăn đồ hải sản như ghẹ, ngao sò, cua, tôm bên cạnh không thể thiếu một ly bia sủi bọt đầy hấp dẫn mà không biết rằng nó sẽ dễ làm bạn mắc bệnh gut… Các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể. Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng bệnh sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và kéo dài sẽ làm tổn hại cho khớp, cụ thể là dẫn tới bệnh gút.
Vừa uống bia vừa ăn hải sản có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cấp tính. Ảnh minh họa: Internet
Không được uống bia hết hạn
Bất kì thực phẩm quá hạn nào cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe chúng ta nếu ăn vào, và bia cũng vậy. Nhiều người ham uống bia hơi mà không hề biết chúng được sản xuất khi nào và còn hạn hay không. Chuyên gia cho biết, bia tươi thông thường chỉ bảo quản trong 10 -14 ngày, nếu chúng ta uống phải bia đã quá hạn có thể gây tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc.
Các chuyên gia khuyên để phòng bệnh nên từ bỏ rượu bia, bắt đầu bằng việc giảm dần lượng rượu uống trong tuần. Bệnh nhân cần được tư vấn về chế độ ăn uống, bổ sung vitamin và khoáng chất, giảm các loại thuốc, thực phẩm có hại cho gan... Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, chỉ nên uống rượu bia bằng khoảng một phần 5 tửu lượng bản thân mỗi ngày, không lạm dụng. Liều lượng tốt nhất mỗi ngày là một lon bia khoảng 330 ml (5% alcohol) hoặc 100 ml rượu vang (12% alcohol) hay 40 ml whisky (40% alcohol), pha kèm với đá lạnh. Phụ nữ mang thai hoàn toàn không nên uống bia rượu. Thai phụ cá biệt vẫn sử dụng rượu thì phải dưới 1-2 đơn vị một tuần và không được say. Không nên pha rượu với bia và các chất kích thích sẽ gây ngộ độc cấp như chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, thậm chí mất tri giác và tử vong khi nồng độ cồn trong máu tăng quá cao. Hạn chế uống rượu bia khi đói vì dạ dày rỗng khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng. |
Uống rượu gây tổn hại sức khỏe một cách khủng khiếp và hậu quả có thể nhận phải vô cùng cay đắng. Vì vậy ai cũng...