Những 'đại kỵ' khi tắm, cần biết mà tránh để khỏi tổn thọ

Tắm là việc làm thường xuyên hàng ngày của mỗi người, tắm đúng cách còn thúc đầy tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh. Thế nhưng khi tắm cũng có những điều hết sức đặc biệt bạn nên chú ý để tránh kẻo gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể khiến bị đột tử.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Không tắm nước quá nóng

Nhiệt độ trong cơ thể người luôn ở mức dưới 40 độ C. Do đó, nhiệt độ của nước tắm cũng chỉ cần dừng ở mức 40 độ C. Tắm nước quá nóng sẽ khiến cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng để điều tiết. Còn tắm nước quá lạnh sẽ làm cách mạch máu co lại, không thể loại bỏ mệt mỏi mà còn khiến cơ thể khó chịu.

Các chuyên gia khuyên rằng, vào những ngày nắng nóng cũng không nên dùng nước quá lạnh để tắm, thấp nhất cũng nên là 35 độ C.

Không nên đi ngủ ngay sau khi tắm

Tắm có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ nhưng chúng ta không nên đi ngủ ngay sau khi tắm. Khi vừa tắm xong, nhiệt độ cơ thể tăng cao, không có lợi cho melatonin - một loại hormone có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Tốt nhất bạn nên tắm trước giờ ngủ khoảng 1-2 tiếng.

Sau khi tắm xong có thể đắp mặt nạ chăm sóc da, nghe nhạc, đọc sách... để cơ thể trở về trạng thái bình thường rồi mới đi ngủ.

Đặc biệt, không được để tóc ướt đi ngủ vì nó có thể gây ra hiện tượng đau đầu, cảm lạnh.

Không tắm quá lâu

Có người thích ngâm mình khi tắm, thậm chí vừa ngâm mình trong bồn tắm vừa nghe nhạc. Tuy nhiên, thời gian tắm quá dài không có lợi cho sức khỏe, gây mệt mỏi, thậm chí dẫn đến tim bị thiếu máu, thiếu khí. 

Trong trường hợp nặng, tắm lâu có thể gây co thắt động mạch vành, huyết khối, thậm chí gây loạn nhịp tim và tử vong đột ngột. Ngoài ra, thời gian tắm dài khiến lượng máu cung cấp cho phần đầu được giảm tương ứng, dễ gây ra thiếu máu não phát sinh tai nạn ngoài ý muốn.

Không tắm quá nhiều lần

Dù là ngày hè nóng bức, chúng ta cũng không cần tắm quá nhiều lần. Tắm nhiều sẽ giữ được lượng đầu tự nhiên trên bề mặt da, toàn bộ các vi khuẩn có lợi trên da cũng sẽ bị rửa trôi, làm da trở nên yếu ớt, dễ mắc bệnh ngoài da hơn.

Khi cần vệ sinh cơ thể, bạn nên dùng khăn ướt để lau người. Một ngày chỉ cần tắm một lần là đủ.

Tắm ngay sau khi ăn

Khi chúng ta vừa ăn xong, cơ thể sẽ tập trung làm việc để tiêu hóa thức ăn và phần lớn lượng máu được tập trung ở hệ tiêu hóa. Nếu bạn tắm vào thời điểm này, sẽ trực tiếp cản trở việc lưu thông máu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, mà còn dễ dàng gây ra vấn đề thiếu oxy và thiếu máu cục bộ trong não.

Tiểu đứng

Phụ nữ thường ngồi khi tiểu tiện, nhưng trong lúc tắm, nhiều người có thói quen đi tiểu đứng nhưng cấu trúc sinh lý của phụ nữ hoàn toàn khác với nam giới, nước tiểu sẽ không được bài tiết hoàn toàn, ứ đọng lại trong trong hệ thống tiết niệu. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh phụ khoa khác nhau như viêm niệu đạo và viêm âm hộ.

Nhiệt độ nước tắm quá cao

Bởi vì áp lực công việc rất mệt mỏi nên nhiều người muốn thư giãn cơ thể bằng cách tắm nước nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ mà làn da chịu được cũng có giới hạn giao động trong khoảng 35 - 40 độ C. Không chỉ vậy, khi nhiệt độ của nước tắm quá cao, toàn bộ mạch máu sẽ mở rộng, ảnh hưởng đến chức năng cung cấp máu của não và tim, gây khó thở và dễ ngất xỉu.

Tắm quá muộn

Nhiều người nghĩ rằng tắm vào ban đêm có thể khiến cơ thể thoải mái và ngủ ngon hơn, đặc biệt vào mùa hè. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Tắm quá muộn làm tăng nguy cơ trúng gió hoặc cảm lạnh vì khi đó, các tĩnh mạch giãn ra và huyết áp giảm. Với những người huyết áp thấp, tắm muộn gây hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, đây là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Sử dụng một chiếc khăn tắm quá lâu

Không nên dùng cùng một chiếc khăn tắm trong thời gian dài. Nếu bạn sử dụng khăn bị ẩm, chúng có thể chứa vi khuẩn gây hại. Tốt nhất, một chiếc khăn chỉ nên dùng không quá 3 lần trước khi giặt.

Sau khi tập thể dục không được tắm bằng nước nóng

Rất nhiều người thích sau khi tập thể dục lập tức tắm bằng nước nóng để thư giãn cơ bắp, thực tế sau khi vận động, tình trạng cơ thể cần phải được hồi phục trở lại trạng thái bình thường. Do vậy, sau khi vận động không nên tắm ngay lập tức, đặc biệt là ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hoặc là phòng xông hơi.

Vì tắm ngay lập tức sau khi tập thể dục sẽ làm tăng lưu lượng máu đến cơ và da, các cơ quan khác cung cấp máu không đủ. Đồng thời, hơi thở không ổn định sau khi tập thể dục, lại vào phòng tắm, dưới nơi không khí không lưu thông, não rất dễ bị thiếu oxy, có thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, toàn thân bị suy nhược, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến giảm huyết áp, hạ đường huyết và ngất.

Theo các chuyên gia, sau khi tập thể dục, tốt nhất là nghỉ ngơi từ 30 đến 45 phút, sau đó mới tắm. Tắm nước ấm trong vòng 5-10 phút, nhiệt độ nước từ 36 đến 39 ° C, đặc biệt là những người có thể chất yếu nên chú ý đến nhiệt độ nước.

Tắm không phải là xả trực tiếp dưới vòi hoa sen

Có những người cho rằng tắm đơn giản là đứng dưới vòi hoa sen xả nước trực tiếp từ đầu xuống là được, thực tế, điều này cũng có nghiên cứu. Khi tắm tốt nhất nên dùng thêm muối tắm. Dùng muối tắm nguyên chất bọc vào một miếng vải, đem đặt vào đầu phun của vòi hoa sen, muối tắm có tác dụng trong việc diệt khuẩn, làm sạch bụi bẩn trên da và ở lỗ chân lông, giúp da bổ sung các loại khoáng chất vi lượng.

Tắm đừng quên xoa mặt

Khi tắm, nếu xoa mặt, thì có thể có thể đẩy nhanh lưu động máu trên khuôn mặt, giúp cơ mặt được thư giãn. Tốc độ xoa mặt tốt nhất là một giây/ 1 lần, dùng 2 tay xoa mặt lên xuống liên tục 3-5 lần, sau đó dùng nước ấm rửa lại mặt, tổng cộng làm trong vòng 3 phút.

Ung thư dạ dày vì chủ quan với những ”trục trặc nhỏ” khi đi vệ sinh

Có dấu hiệu táo bón và đi ngoài phân đen suốt 2 năm nhưng người bệnh chủ quan không đi khám. Đến khi cơ thể không chịu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thuận Phương ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN