Những "đại kỵ" khi ăn na, biết mà tránh khi ăn kẻo "ân hận mấy cũng muộn"
Trái na có thành phần dinh dưỡng cao, nhưng ăn không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Quả na (hay còn gọi là mãng cầu ta) là một trong những trái cây nhiệt đới ngon có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ. Hiện nay, loại quả vừa ngon vừa bổ cho sức khỏe này đã được trồng phổ biến khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Vào mùa na, người Việt luôn lựa chọn những trái na to tròn, thơm ngọt dành cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng, không phải ai cũng có thể ăn na và ăn như thế nào để không gây hại cho sức khỏe.
Lợi ích khi ăn na
Ngăn ngừa ung thư
Hợp chất acetogenin được tìm thấy trong quả na có tác dụng rất tốt trong việc điều trị tận gốc các thương tổn tiền ung thư da, qua đó, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
Tốt cho mắt
Na là nguồn cung cấp vitamin C, A dồi dào có khả năng cải thiện thị lực. Bên cạnh đó, na cũng rất giàu riboflavin, vitamin B2 khi đi vào cơ thể có tác dụng chống lại sự hình thành các gốc tự do, ngăn ngừa các vấn đề về mắt, giúp bạn có được đôi mắt sáng, tinh anh.
Cải thiện tiêu hóa
Đồng và chất xơ của na hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường chức năng hoạt động. Sự có mặt của chất xơ giúp việc bài tiết thức ăn nhanh hơn, ngăn ngừa chứng khó tiêu và giảm táo bón hiệu quả.
Tốt cho da, răng
Nhờ có hàm lượng vitamin A cao, na là trái cây giúp cân bằng độ ẩm và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa cho da. Ngoài ra, thịt na mềm là phương thuốc tự nhiên để điều trị nhọt, mụn hay vết loét trên da rất hiệu quả. Đối với vỏ na, bạn có thể dùng để chữa bệnh sâu răng, ngăn ngừa viêm nướu.
Ngăn ngừa mệt mỏi
Na có thể cung cấp các dưỡng chất nhanh chóng chống lại kiệt sức và suy nhược. Hàm lượng kali trong quả na ngăn ngừa cơ bắp suy yếu và mệt mỏi bằng cách cải thiện quá trình cung cấp máu.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Na là thực phẩm tốt cho các bà bầu vì nó giúp kiểm soát tâm trạng, ngăn ngừa ốm nghén và tê toàn cơ thể. Thường xuyên tiêu thụ trái cây này trong thai kỳ cũng rất có lợi cho việc sản xuất sữa mẹ, giảm nguy cơ sảy thai và sinh non. Na cũng thúc đẩy quá trình phát triển não bộ, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của thai nhi.
Giúp ngăn ngừa hen suyễn tái phát
Na là trái cây có hàm lượng vitamin B6 cao, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm tại đường dẫn khí, giúp thông thoáng đường thở, ngăn ngừa hen tái phát. Đồng thời giảm ngăn ngừa các cơn ho.
Giúp tim khỏe, giảm nguy cơ bệnh tim, ổn định huyết áp
Hàm lượng magie trong quả na đem đến một trong những tác dụng tuyệt vời nhất cho sức khỏe, đó là ngăn ngừa những cơn đau tim, làm giãn các cơ.
Vitamin B6 có trong quả na cũng giúp của các nomocystein (acid amin lấy từ protein trong thức ăn, hấp thu vào máu và làm tăng nguy cơ gây bệnh tim), giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim.
Quả na giàu kali và magie, hai khoáng chất có tác dụng điều hòa huyết áp cơ thể. Quả na dùng được cho cả người huyết áp cao và huyết áp thấp.
Làm giảm lượng cholesterol
Na chứa hàm lượng niacin và chất xơ cao nên có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Điều này rất tốt với các bệnh nhân gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, người có nguy cơ xơ vữa động mạch….
Tốt cho người thiếu máu
Với hàm lượng sắt cao, na thực sự là một siêu thực phẩm dành cho người thiếu máu. Những người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai đều nên ăn na để bổ sung sắt và phòng ngừa táo bón. Những người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt càng nên ăn na hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
Ngăn ngừa viêm khớp
Hàm lượng magie trong quả na có tác dụng cân bằng lượng nước trong cơ thể, loại bỏ axit ra khỏi các khớp và làm giảm nguy cơ bị viêm khớp, gout, tràn dịch ổ khớp…
Lưu ý khi ăn na
Cảnh giác với giòi
Trời mưa nhiều, nếu những quả na chín kỹ, vỏ có nhiều vảy trắng và vết nứt, ngửi có mùi lạ thì tuyệt đối không nên sử dụng. Bởi na lúc này rất có thể đã bị côn trùng bò vào đẻ trứng sinh giòi… nếu ăn vào có thể khiến bạn bị ngộ độc, đau bụng sau khi ăn.
Không cắn vỡ hạt na
Hạt của quả na có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn na nên cẩn thận, nếu sơ ý nuốt phải hạt thì không sao vì hạt na có vỏ dày và cứng bao bọc, còn nếu cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt na rất dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể.
Không ăn na còn ương
Sử dụng những quả na chưa chín kĩ hoặc chín nẫu đều không tốt. Trong na chín nửa chừng có chứa chất Tannin, khi chất này kết hợp với thức ăn hàng ngày sẽ tạo ra những hợp chất khiến cho hệ tiêu hóa bị ứ đọng, khiến bạn bị táo bón khó tiêu.
Không ăn quá nhiều na
Trong thành phần dinh dưỡng của na có hàm lượng dưỡng chất rất cao, được nhiều người yêu thích và lầm tưởng đây là loại quả lành tính, không gây hại cho sức khỏe. Nhưng thực chất na có tính nóng nên khi ăn nhiều na sẽ gây nóng trong người và dễ gây táo bón, nổi mụn, rôm sảy cho bạn.
Bên cạnh đó, quả na còn rất giàu chất sắt, khi bạn nhiều nó có thể dẫn đến một số biến chứng sức khỏe do dư hàm lượng sắt như loét đường ruột, viêm ruột, viêm loét đại tràng, khó tiêu ... Chính vì vậy, bạn chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả/ngày.
Những người không nên ăn na để bảo vệ sức khỏe
Người bệnh tiểu đường
Mặc dù trong quả na có hàm lượng dưỡng chất cao, nhưng những người bị bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên ăn na, nhất là phụ nữ mang thai từng bị bệnh tiểu đường bởi ăn na có thể làm tăng hàm lượng đường trong cơ thể đấy nhé.
Người thừa cân béo phì
Na là loại quả chứa nhiều đường, cung cấp nhiều năng lượng nên người thừa cân béo phì không nên ăn nhiều. Nếu ăn một quả na loại 200 – 250g thì cũng tương đương với 1 bát cơm, cho nên nếu ăn nhiều các loại quả ngọt này thì việc tăng cân là chuyện đương nhiên.
Người bị mụn nhọt
Một số người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều na vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu, là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu - nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Người suy thận
Người suy thận cũng không nên ăn nhiều na vì đây là thực phẩm giàu kali, không tốt cho người mắc bệnh cần ăn kiêng.
Ngoài ra, đối với người mắc tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường thì cũng không nên ăn bởi na có hàm lượng đường tương đối cao.
Cách chọn na ngon ngọt, nhiều cùi ít hạt
|
Nguồn: [Link nguồn]
Do có nhiều dược tính, nên cần tây không phải là loại rau có thể sử dụng một cách tùy tiện vì có nhiều thực phẩm "kỵ" với nó.