Những "đại kỵ" khi ăn cá không phải ai cũng biết để khỏi "rước độc" vào người
Cá giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng cá không phải là thích hợp cho tất cả mọi người. Những người mắc một số bệnh dưới đây không nên ăn cá quá nhiều để tránh những nguy hại cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu, đau bụng và sốt. Không những thế, người bị biếng ăn, bụng đầy hơi làm cho cuộc sống hằng ngày gặp nhiều phiền toái.
Những người rối loạn tiêu hóa ăn cá nhiều sẽ khiến bệnh không thuyên giảm, ngược lại bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn do cá chứa nhiều đạm.
Người bị rối loạn tiêu hóa nên uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia 6-8 lần trong ngày, nên uống vào buổi sáng sớm lúc đói bụng. Cũng có thể thay thế bằng nước khoáng có nhiều kali và magie thì càng tốt.
Ưu tiên các loại thịt trắng như thịt gia cầm, hạn chế ăn cá.
Người đang sử dụng thuốc ho
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người ho lâu ngày và phải dùng thuốc điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng với các biểu hiện:
Nổi mẩn đỏ trên da, sung huyết giác mạc, chóng mặt, tim đập nhanh…
Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine.
Người bình thường ăn cá biển sẽ không có tình trạng trên bởi trong đường ruột và gan có chứa chất monoamine, có tác dụng ức chế histamine đi vào tuần hoàn máu.
Trong khi đó, thuốc ho chứa chất ức chế monoamine nên người uống thuốc ho và ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Ngoài thuốc ho, một số thuốc kháng sinh, hạ huyết áp, trị bệnh parkinson, chống trầm cảm, thuốc chống viêm… cũng chứa chất ức chế monoamine.
Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc trên, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.
Những người bị bệnh gout
Bệnh gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. Bệnh gout thường phát tác ở ngón chân cái nhưng cũng có thể lan ra cả bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và bàn tay. Đối tượng mắc bệnh gút thường là đàn ông hoặc người béo phì.
Cá rất giàu purine, khi vào cơ thể nó sẽ phân hủy thành axit uric. Do vậy, nếu người bị bệnh gút hoặc có nguy cơ mắc bệnh này thì nên tránh ăn cá kẻo không tốt cho sức khỏe.
Nhóm người bị dị ứng
Thực tế cho thấy có nhiều người bị dị ứng với hải sản bởi phản ứng dị ứng gây ra bởi loại protein chứa trong thực phẩm này.
Do vậy những người bị dị ứng thì không nên ăn hải sản.
Rối loạn chức năng máu
Những người bị rối loạn chức năng máu như giảm tiểu cầu, dễ chảy máu, thiếu vitamin K... được khuyên nên hạn chế ăn cá vì cá có chứa một số chất có thể ức chế tiểu cầu, do đó làm tăng rối loạn chức năng máu của bệnh nhân.
Những người bị bệnh lao
Bệnh lao là bệnh do vi trùng lao hoạt động gây ra. Người bị nhiễm vi trùng lao có thể bị bệnh trong một thời gian ngắn sau đó, hoặc nhiều năm sau, khi hệ miễn dịch bị suy yếu vì nguyên do khác như tuổi già, bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, bệnh thận hoặc ung thư.
Vì cá có thể gây dị ứng cho nên người mắc bệnh lao chớ nên ăn cá, để tránh các phản ứng đối với cơ thể như buồn nôn, nhức đầu, đỏ bừng da, sung huyết giác mạc... Thậm chí, nó có thể khiến tim đập nhanh, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, hoặc tăng huyết áp và tồi tệ hơn là gây chảy máu não.
Người tổn thương gan, thận
Cá chứa protein chất lượng cao, protein chúng ta tiêu thụ chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Đối với những người bị tổn thương chức năng gan và thận nghiêm trọng, nếu protein được tiêu thụ quá mức, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận. Đặc biệt là các loại cá biển như: cá trích, cá ngừ, cá mòi… sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.
Người mắc bệnh xương khớp
Cá có nhiều dinh dưỡng, chứa nhiều protein, sắt, kẽm….Nhưng ăn quá nhiều sẽ bị thừa đạm, đau khớp, sưng tấy….
Nhóm người đang dùng thuốc
Khi bạn ăn cá, bạn không thể kết hợp với một số loại thuốc, chẳng hạn như chlorpheniramine và các chất đối kháng thụ thể histamine khác.
Tôm và cá chứa nhiều chất histidine, dễ chuyển đổi thành histamine trong cơ thể. Nếu có, nó sẽ ức chế sự phân hủy của histamine, điều này sẽ khiến một lượng lớn histamine tích tụ lại trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, khó chịu ở vùng tim và chóng mặt.
Những người mắc bệnh như gan nhiễm mỡ, tiểu đường, suy thận mạn, người bị suy nhược, sức khỏe yếu... được khuyến...
Nguồn: [Link nguồn]