Những công dụng thú vị của hải sâm với sức khỏe

Sự kiện: Sống khỏe

Ngoài protein, vitamin và khoáng chất, hải sâm còn chứa một số hợp chất có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Hải sâm (dưa chuột biển) là một thành phần phổ biến trong ẩm thực châu Á và Trung Đông, đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc.

Do nhu cầu cao, nhiều loài hải sâm bị đánh bắt quá mức và một số loài bị đe dọa tuyệt chủng. Ảnh: Internet

Do nhu cầu cao, nhiều loài hải sâm bị đánh bắt quá mức và một số loài bị đe dọa tuyệt chủng. Ảnh: Internet

Dinh dưỡng và hợp chất có trong hải sâm

Trong 112 g hải sâm chứa khoảng 14 g protein, cung cấp 60 calo, ít chất béo (ít hơn 1 g). Bên cạnh đó, hải sâm còn chứa nhiều khoáng chất như canxi, magie, sắt… Ngoài ra, hải sâm còn chứa cả vitamin A, B2, B3.  

Hải sâm rất ít calo và chất béo, trong khi có hàm lượng protein cao, làm cho chúng trở thành một thực phẩm thân thiện với việc giảm cân. Chúng cũng chứa nhiều chất mạnh mẽ, bao gồm cả chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe.

Thêm nguồn protein vào bữa ăn và đồ ăn nhẹ giúp bạn no lâu, bằng cách làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Điều này có thể giúp bạn ăn ít hơn và ổn định lượng đường trong máu. Thực phẩm giàu protein như hải sâm, đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường đang muốn kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho sức khỏe của tim, giúp giảm huyết áp và cải thiện mật độ xương.

Mặt khác, hải sâm còn chứa một số hợp chất có lợi cho sức khỏe tổng thể như chất chống oxy hóa phenol và flavonoid, được chứng minh là làm giảm viêm trong cơ thể. Chế độ ăn uống giàu các chất này có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. 

Hải sâm cũng rất giàu các hợp chất gọi là triterpene glycoside, có đặc tính kháng nấm, chống ung thư và tăng cường miễn dịch, theo Healthline.

Thuộc tính chống ung thư

Hải sâm có chứa các hợp chất có thể giúp chống lại các tế bào ung thư. 

Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy hải sâm có tác dụng giết chết tế bào ung thư vú, tuyến tiền liệt, gan và tế bào ung thư da.

Một nghiên cứu khác cho thấy DS-echinoside A, một loại triterpene có nguồn gốc từ hải sâm, làm giảm sự lây lan và tăng trưởng của các tế bào ung thư gan ở người.

Mặc dù những kết quả này rất hứa hẹn nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định hiệu quả và sự an toàn của việc sử dụng hải sâm để chống lại các tế bào ung thư.

Đặc tính kháng khuẩn

Một số nghiên cứu trên ống nghiệm đã chứng minh rằng chiết xuất hải sâm đen ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm E. coli , S. aureus và S. typhi, tất cả đều có thể gây bệnh.

Một nghiên cứu khác cho thấy hải sâm biển có thể chống lại Candida albicans, một loại nấm gây bệnh, có thể gây nhiễm trùng nếu mức độ vượt khỏi tầm kiểm soát, đặc biệt đối với người bị suy giảm miễn dịch.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng hải sâm đen giúp chống nhiễm trùng huyết, một biến chứng đe dọa tính mạng liên quan đến vi khuẩn có hại. 

Hải sâm được cho là có đặc tính kháng khuẩn. Ảnh: Internet

Hải sâm được cho là có đặc tính kháng khuẩn. Ảnh: Internet

Cải thiện sức khỏe tim và gan

Một số nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng hải sâm có thể cải thiện sức khỏe của tim và gan. 

Những con chuột bị huyết áp cao được cho ăn chiết xuất hải sâm trắng đã giảm huyết áp đáng kể, so với những con chuột không được cho ăn chiết xuất.

Một nghiên cứu khác trên chuột non đã chứng minh rằng chế độ ăn giàu hải sâm làm giảm đáng kể tổng lượng cholesterol, lipoprotein mật độ thấp và triglyceride.

Hơn nữa, nghiên cứu trên chuột bị bệnh gan cho thấy một liều chiết xuất từ hải sâm đen làm giảm đáng kể căng thẳng oxy hóa và tổn thương gan, cũng như cải thiện chức năng gan và thận.

Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn ở người trước khi đưa ra kết luận về lợi ích sức khỏe tiềm năng của nó.

Tác dụng phụ tiềm ẩn

Trong khi hải sâm được coi là tương đối an toàn, tuy nhiên nó có một số tác dụng phụ tiềm ẩn.

Một số loài hải sâm có đặc tính chống đông máu, nghĩa là chúng có thể làm loãng máu. Những người dùng thuốc loãng máu như warfarin nên tránh xa hải sâm, đặc biệt là ở dạng bổ sung cô đặc, để giảm nguy cơ chảy máu.

Hơn nữa, hải sâm có thể gây rủi ro cho những người bị dị ứng động vật có vỏ. Mặc dù, hải sâm không liên quan đến động vật có vỏ nhưng chúng có thể bị ô nhiễm chéo tại các nhà hàng hải sản hoặc cơ sở chế biến, theo Healthline.

Chữa bệnh khó nói của nam giới bằng hải sâm

Theo y học cổ truyền, hải sâm tính ôn, vị mặn, có tác dụng bổ thận ích tinh, dưỡng huyết nhuận táo, cầm máu tiêu viêm,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Linh ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN