Những chế độ ăn kiêng bắt buộc phải tránh
Dưới đây là những chế độ ăn kiêng có thể gây hại, ít nhất là đối với một số người, bởi rất nhiều yếu tố chẳng hạn như tiền sử gia đình, đặc biệt là di truyền và lối sống trong gia đình.
Chế độ ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khoẻ như viêm khớp, tiểu đường và ung thư.
Trên các phương tiện truyền thông, website, tạp chí, truyền hình đưa ra những phương pháp giảm cân, tăng cơ bắp, sống lâu hoặc những chế độ ăn uống đặc biệt. Nên rất quan trọng khi bạn lựa chọn một chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt nếu bạn có những vấn đề như dị ứng, huyết áp...
Ảnh minh họa
1. Ăn kiêng với dấm
Những lợi ích của dấm đối với sức khỏe đã được ghi nhận từ thế kỷ thứ 19. Ví dụ, Lord Byron được cho là đã được một người đề xuất nên uống một tỉ lệ nhất dấm trộn với nước hàng ngày. Một số người cho rằng uống 2 thìa dấm táo pha với nước trước bữa ăn sẽ cải thiện tiêu hóa và làm giảm nguy cơ đầy hơi.
Nhưng uống dấm cũng có một số tác dụng phụ nguy hiểm tiềm tàng. Dấm thực chất được làm bằng acetic acid có tính axit cao. Tính axit cao của các loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ sâu răng, tổn thương miệng, thực quản.. Tiêu thụ hàng ngày dấm có thể làm giảm mật độ xương, gây loãng xương….
2. Ăn bưởi để giảm cân
Quan điểm cho rằng bưởi hoặc nước ép bưởi cải thiện sức khỏe đã được công nhận trong nhiều thập kỷ. Chế độ ăn bưởi chủ yếu đòi hỏi phải ăn bưởi hoặc nước ép bưởi mỗi bữa ăn. Hầu hết chế độ ăn uống này sẽ giúp bạn giảm 1.000 calo trong một ngày.
Các chế độ ăn kiêng với bưởi được biết đến là rất thành công, với những người ăn tiểu đường hoặc béo phì. Thật không may, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược cảnh báo rằng nước ép bưởi cũng như cam quýt có thể ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc uống kèm hàng ngày, bao gồm cả những người bị huyết áp, loạn nhịp tim, và dị ứng.
3. Chế độ ăn không có gluten
Gluten là một thành phần có trong lúa mì, lúa mạch... tạo nên tính đàn hồi đặc trưng của tinh bột. Vì tác dụng như vậy nên gluten xuất hiện trong hầu hết các loại bánh mì, bột mì, bánh pizza, bánh quy, bánh ngọt...
Phương pháp giảm cân bằng cách không ăn thực phẩm có chứa gluten vốn được dành riêng cho người bị bệnh celiac. Những người bệnh này, chỉ ăn một lượng nhỏ thực phẩm chứa gluten cũng có thể khiến hệ miễn dịch tấn công vào ruột non và ngăn chặn sự hấp thụ dinh dưỡng quan trọng, dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Theo Hiệp hội dinh dưỡng Anh quốc, dù chế độ ăn không gluten là quan trọng với những người bị bệnh celiac hoặc dị ứng với gluten, nhưng không có nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh được rằng phương pháp này giúp giảm cân ở những người bình thường.
Vì nhiều loại thực phẩm chứa gluten, chẳng hạn như bánh ngọt, bánh quy... cũng có lượng calo cao nên khi người ăn kiêng tránh chúng, cũng có thể giảm cân nhưng không nhiều.
4. Chế độ ăn súp bắp cải
Là kế hoạch 7 ngày giảm cân mà đòi hỏi bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm khác nhau vào, mà chỉ ăn súp bắp cải như món chính duy nhất. Trong đó món súp là một sự pha trộn ít các loại thực phẩm ít calo như: các loại rau và trái cây, hành tây, cà chua, ớt, cà rốt, cần tây, nấm, tỏi, và, bắp cải.
Trong khi chế độ ăn uống súp bắp cải có thể mang lại hiệu quả giảm cân nhanh chóng thì nó cũng có một số tác dụng phụ nghiêm trọng.
Một là đầy hơi vì ăn nhiều chất xơ từ rau quả mỗi ngày làm cho hệ thống tiêu hóa của bạn phải làm việc thêm giờ. Tác dụng phụ tiêu cực khác có thể bao gồm vượt quá giới hạn cho phép của protein, vitamin và khoáng chất. Vì vậy các trang web ủng hộ chế độ ăn uống nhưng cũng cảnh báo bạn không nên tiếp tục vào nó quá 7 ngày.
5. Chỉ ăn đạm
Chế độ ăn protein cao thường áp dụng cho những người muốn có cơ bắp, và cơ thể như một vận động viên. Chế độ ăn đạm cao là cung cấp tối thiểu là 20% lượng calo hàng ngày từ việc ăn protein.
Ví dụ, một số huấn luyện viên đề nghị rằng, đối với một cơ thể nam giới trọng lượng 100 kg, 40% của chế độ ăn của 4000 calo nên là protein (trong đó 1600 calo hoặc 400 gram protein). Nhưng theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh cho thấy rằng mỗi ngày chỉ cần cung cấp 56g protein là quá đủ cho một nam giới trọng lượng trung bình.
Thịt động vật, sản phẩm sữa, trứng, là nguồn cung cấp protein nhưng các loại protein từ động vật được biết là có mối đe doạ vì những nguy hiểm tiềm tàng gây bệnh phổi và ung thư trực tràng, hôi miệng và bệnh tiểu đường.
6. Chế độ ăn lowcarb
Các chế độ ăn kiêng lowcarb có lẽ là ví dụ nổi tiếng nhất của một chế độ ăn uống ít carbohydrate. Phát triển bởi Bác sĩ Robert Atkins, chế độ yêu cầu ăn uống giảm tối thiểu lượng carbohydrate. Ví dụ, giai đoạn 1 của chế độ ăn uống Atkins cho phép người không có nhiều hơn 20 calo từ carbohydrate, tương đương khoảng một nửa lát bánh mì.
Có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và bệnh tim. Ngoài ra, việc tiêu thụ protein nhiều hơn là có thể dẫn đến hơi thở hôi, xương giòn, và các rối loạn thận.
7. Chế độ ăn kiêng Paleo
Theo chế độ ăn kiêng Paleo thì mọi loại ngũ cốc, sữa, các loại đậu, muối, thức ăn chế biến sẵn và đường tinh chế sẽ bị loại khỏi thực đơn.
Chế độ ăn Paleo bắt chước chế độ ăn uống của những người trong thời kỳ đồ đá. Thời xa xưa, con người phải ra ngoài và săn tìm các loại thực phẩm cho bữa ăn của họ, thì ngày nay chúng ta chỉ cần ra chợ hoặc các siêu thị để lựa chọn đồ ăn cho mình. Tuy nhiên, khi theo chế độ ăn này thì bạn nên chọn những thực phẩm gần gũi với thiên nhiên nhất.
Các nhà dinh dưỡng thường cảnh báo chế độ ăn kiêng quá hạn chế để có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong trường hợp này, chế độ ăn uống Paleo là một trong những chế độ ăn uống hạn chế nhất.
Nhóm thực phẩm chủ yếu như thực phẩm từ sữa và các loại ngũ cốc, hoàn toàn bị bỏ qua, có nghĩa các loại ngũ cốc được biết là cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết, và luôn được coi là yếu tố bảo vệ chống lại bệnh ung thư ruột cũng bị "xóa sổ" khỏi thực đơn.