Những bộ phận cơ thể sẽ bị "tàn phá" nếu bạn mất ngủ thường xuyên mà không được cải thiện
Việc thiếu ngủ vài ngày có thể không đáng ngại, nhưng thiếu ngủ trong thời gian dài, cơ thể bạn sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ gây bệnh!
Theo các chuyên gia y tế, một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 - 8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4 - 11 giờ. Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy...
Ảnh minh họa
Khi ngủ, chúng ta trải qua 5 giai đoạn của giấc ngủ là buồn ngủ, ngủ nông, ngủ vừa đến sâu, ngủ sâu nhất và mơ. Giai đoạn ngủ sâu nhất là giai đoạn quan trọng để phát triển và sửa chữa mô tế bào, phục hồi cơ thể. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1-2 giờ. Nếu bạn ngủ không ngon, cơ thể bạn sẽ không trải qua giai đoạn này. Đó là lý do có những người dành nhiều thời gian cho ngủ nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi.
Các tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ uy tín đã đưa ra các khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi, cụ thể: Trẻ mới sinh cần 20h/ngày, càng lớn thời gian ngủ của trẻ càng giảm, đến 6 tuổi trẻ cần 10h - 12h/ ngày để ngủ; Thanh thiếu niên (14-17 tuổi) cần ngủ 8 - 10h/ngày; Thanh niên và người trưởng thành (18-64 tuổi) cần ngủ 7 - 9h/ngày; Người già (trên 65 tuổi) cần ngủ 7 - 8h/ngày.
Thiếu ngủ thường xuyên, cơ thể bạn sẽ thay đổi ra sao?
Việc thiếu ngủ vài ngày có thể không đáng ngại, nhưng thiếu ngủ trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Cụ thể như:
Ảnh minh họa
Tác động xấu đến não bộ
Nghiên cứu năm 2009 của các nhà khoa học Mỹ và Pháp xác định rằng não có trách nhiệm củng cố trí nhớ và chuyển thông tin nhận được vào vùng vỏ não, nơi lưu giữ ký ức được lâu dài. Điều này xảy ra sâu và hiệu quả nhất khi chúng ta ngủ đủ giấc. Vì vậy, khi bạn mất ngủ, não bộ sẽ không thể truyền tải đầy đủ, điều này có thể khiến trí nhớ sẽ bị giảm sút đáng kể, làm tăng tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, mệt mỏi… và nảy sinh các vấn đề đáng lo ngại hơn như cảm thấy chán nản trong cuộc sống.
Ảnh hưởng đến chức năng gan
Gan là cơ quan giải độc quan trọng nhất trong cơ thể con người. Theo nghiên cứu, gan bắt đầu chức năng thải độc tố mạnh mẽ từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau. Để quá trình này diễn ra hiệu quả nhất, cơ thể phải ở trong trạng thái ngủ say, việc thường xuyên thức khuya sẽ làm cản trở quá trình này diễn ra, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan.
Làm xấu da
Nếu bạn thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ hay mất đi chất lượng giấc ngủ, quá trình điều tiết của các tế bào sẽ bị rối loạn, làm vỡ các liên kết collagen khiến da mất đi sự đàn hồi vốn có.
Mất ngủ còn khiến cho quá trình oxy hóa ở cấp độ tế bào diễn ra nhanh hơn dẫn đến việc da bị lão hóa sớm, các "vết chân chim" và quầng thâm mắt xuât hiện khiến bạn già đi trông thấy.
Gây tăng cân
Người bị thiếu ngủ sẽ dễ dàng bị tăng cân hơn người bình thường, vì mất ngủ khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, làm mỡ tích tụ ngày một nhiều hơn và isnsulin trong cơ thể không được chuyển hóa thành đường glucose bình thường sẽ làm cho thể trạng dễ bị béo phì.
Ngoài ra, không ngủ được sẽ khiến bạn cảm thấy thèm ăn vì nồng độ leptin, hormone cảm thấy no bị giảm xuống, còn ghrelin – hormone khiến bạn cảm thấy đói lại tăng cao. Sự thay đổi này sẽ khiến bạn bị tăng cân nhanh chóng.
Chế độ ăn uống khi bị mất ngủ - Hạn chế tối đa những thực phẩm có chất Cafe, nicotine, nhất là vào buổi tối. - Hạn chế uống rượu vì nếu say xỉn sẽ làm hôn mê bất tỉnh, giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn. - Không ăn quá no hoặc quá đói trước khi ngủ. Thời điểm ăn tốt nhất là trước lúc đi ngủ 2-3 giờ và tránh những món ăn khó tiêu. - Thay đổi chế độ ăn: Nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm có thể giúp dễ ngủ vì có nhiều chất tryptophan như thịt gà tây, sữa, bơ, phô mai, một số loại đậu, ngũ cốc. |
Nguồn: [Link nguồn]
Các nhà khoa học Mỹ chỉ ra một hành động đơn giản, dễ chịu vào buổi sáng có thể giúp bạn thoát khỏi những đêm dài trằn trọc vì mất ngủ không rõ nguyên nhân.