Những bí ẩn về virus 2019-nCoV gây viêm đường hô hấp cấp
Hiện nay, còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải về virus corona mới gây viêm đường hô hấp cấp. Nó được đặt tên là nCoV hay 2019-nCoV. Hiện virus đã lan ra ít nhất 6 nước, với trên 600 người nhiễm, chủ yếu từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Nhiều điều còn chưa biết về virus 2019-nCoV
Ông Michael Ryan, Trưởng chương trình y tế khẩn cấp của WHO cho biết: "Còn nhiều điều chưa biết về virus corona mới bao gồm cả cấp độ lâm sàng, phạm vi thực sự lây lan của virus và bản chất truyền dịch của virus".
Chính quyền Trung Quốc đã xếp hạng virus corona mới cùng chủng loại với virus gây ra dịch SARS, nghĩa là cách ly bắt buộc đối với những ai chẩn đoán mắc bệnh cũng như khả năng áp dụng các biện pháp kiểm dịch. Nhưng họ vẫn chưa thể khẳng định được nguồn chính xác virus từ đâu.
Động vật bị nghi ngờ là nguồn chính gây ra bùng phát virus, cùng với việc các quan chức y tế Trung Quốc cho biết virus bắt nguồn từ khu chợ nơi động vật hoang dã bị buôn bán bất hợp pháp.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định rằng virus có thể lây hạn chế từ người sang người, ít nhất là ở những người tiếp xúc gần gũi với nhau, còn quan chức y tế Trung Quốc cho biết virus có thể biến đổi và lây lan rộng rãi hơn.
Các nước đã gia tăng nỗ lực nhằm ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Virus này có tên khoa học là 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV).
Tại Bắc Kinh, Trung Quốc, người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang để phòng ngừa virus nCoV
"Có nhiều câu hỏi không có lời giải đáp về virus này.", ông William Schaffner, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y khoa bệnh viện Vanderbilt nói. "Chẳng hạn như, đâu là nguồn gây bệnh. Địa điểm xác nhận là chợ buôn bán động vật, nhưng chúng ta lại không biết chính xác là con vật nào là nguồn gây ra bệnh".
Đến nay, ít nhất có 6 nước đã có người nhiễm 2019-nCoV. Con số người nhiễm đã lên tới hơn 600 người.
Ca đầu tiên nhiễm bệnh tại Mỹ là người đàn ông gốc Hoa ở độ tuổi 30 dương tính với 2019-nCoV nhập viện với triệu chứng viêm phổi nhẹ vào tuần trước, CDC (Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Mỹ) cho hay. Bệnh nhân này hiện nay sức khỏe đã ổn. Bệnh nhân này gần đây đã bay tới Vũ Hán vùng dịch và quay trở về Seattle vào ngày 15.1.
"So sánh với 24h trước, tôi càng quan ngại hơn về cách mà nó lây nhiễm", ông Tom Frieden, cựu giám đốc CDC cho hay. "Nếu như virus cứ tiếp tục lây từ người sang người với tỷ lệ triệu chứng nặng tăng cao, thì nó sẽ sớm trở thành mối quan tâm chung ở tầm quốc tế".
Các nước ứng phó với 2019 nCoV
Vào ngày 23.1, các nhà chức trách Trung Quốc cho biết có thêm nhiều ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm 2019-nCoV lên 634 người.
Tổng giám đốc WHO Tedros cho biết hiện tại đã có sự ổn định. "Chúng tôi không thấy biến chuyển đáng kể nào nhưng chúng ta vẫn nên thận trọng." Ông Tedros cũng biểu dương sự cởi mở của Trung Quốc trong việc chia sẻ thông tin về dịch bệnh là đáng khen ngợi.
Hành khách đang được kiểm dịch tại 5 sân bay ở Mỹ và nhiều trung tâm giao thông lớn trên khắp châu Á.
Máy quét thân nhiệt hành khách tại nhà ga Hankou ở Vũ Hán vào ngày 21.1.2020
Các sân bay châu Âu từ London cho tới Mátxcơva cũng đã tiến hành các biện pháp kiểm tra sức khỏe hành khách và Nigeria, nước có nhiều người lao động ở Trung Quốc cho biết sẽ bắt đầu kiểm dịch đối với hành khách tại các sân bay. Philippines và Australia đang giám sát các ca nghi nhiễm bệnh.
Các nhà nghiên cứu có trụ sở ở London và Hong Kong về mô hình bệnh tật đã phỏng đoán con số nhiễm virus có thể cao hơn nhiều so với số ca đã phát hiện, dao động từ 1300-4000 ca nhiễm virus, chỉ tính riêng ở Vũ Hán. Nguy cơ virus lây lan nhanh càng cao hơn vào thời điểm hàng trăm triệu người Trung Quốc đi lại để về quê ăn Tết.
Cách thức truyền dịch của coronavirus
Chúng ta vẫn chưa rõ cách thức truyền dịch cũng như bị nhiễm 2019-nCoV dễ dàng tới mức nào? Nhưng chỉ biết nó là một phần thuộc họ virus rộng lớn coronavirus mà đa phần động vật có vú trong đó có cả dơi có thể lây nhiễm. Coronavirus tấn công hệ hô hấp, đôi khi nhắm tới các tế bào sâu bên trong phổi. Chỉ có 7 virus trong họ coronavirus bao gồm 2019-nCoV, SARS và MERS gây lây nhiễm ở người.
Theo CDC, coronavirus ở người chủ yếu lan truyền qua:
- Lan truyền qua không khí do ho và hắt hơi
- Tiếp xúc gần gũi giữa người với người, bao gồm bắt tay, chạm vào người nhau.
- Chạm vào đồ vật hay bề mặt có bám virus, sau đó lại sờ lên mồm, mũi, mắt trước khi rửa tay.
- Và hiếm khi, lây nhiễm qua chất thải như phân.
Ít nhất 15 nhân viên y tế đã nhiễm virus. "Hiếm khi nhân viên y tế nhiễm virus gây ra bùng phát dịch", ông Tom Inglesby, giám đốc Trung tâm an ninh sức khỏe, Trường y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg cho biết. Thực ra, luôn là dấu hiệu tốt nếu nâng mức báo động khi dịch xảy đến.
Trong số 7 loại coronavirus gây lây nhiễm ở người, SARS và MERS có thể gây ra viêm phổi cấp và tử vong. Các chủng còn lại gây ra các triệu chứng nhẹ hơn, như cảm lạnh thông thường. Hiện tại, vẫn chưa rõ 2019-nCoV thuộc phổ nào.
Hành khách được cảnh báo về nguy cơ nhiễm virus nCoV từ Vũ Hán tại sân bay Narita của Nhật Bản
Hiện tại, dấu hiệu phát hiện bệnh vẫn là sốt kèm theo khó thở, WHO cho hay. Kiểm tra X-Quang ngực cho thấy dấu hiệu viêm phổi ở cả hai bên phổi. (Viêm phổi là chứng viêm nhiễm ở phổi có thể gây ra do nhiều nguyên nhân: vi khuẩn, nấm, virus, thậm chí cả ký sinh trùng. Trong trường hợp này, 2019-nCoV gây ra viêm nhiễm và dẫn tới viêm bao khí ở phổi, làm cho túi khí chứa đầy dịch hay mủ thay vì không khí).
Trong số hơn 600 người nhiễm virus 2019-nCoV, đa phần đang được điều trị trong bệnh viện, ít nhất 17 người đã tử vong.
Có thể còn rất nhiều người nhiễm virus ngoài kia có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, TS.Jeremy Farrar, Quỹ nghiên cứu về y tế toàn cầu Wellcome Trust cho biết. Nếu đúng là vậy, có hàng nghìn người mang virus 2019-nCoV trong khi chỉ có vài người tử vong, thì dịch này được coi là không quá nguy hiểm. Còn nếu khả năng nó nguy hiểm như SARS, thì dịch bệnh có thể gây ra xác suất tử vong 1/10 ca nhiễm, bởi SARS từng gây tử vong cho nhân viên y tế bị nhiễm virus từ người bệnh.
Có nên quá lo lắng về 2019-nCoV?
Còn quá nhiều điều chưa biết để nói. Chúng ta vẫn chưa rõ loài vật nào gây lan truyền virus này, chính xác nó lan truyền ra sao, nó có dễ dàng lan truyền giữa người và người hay không, phổ triệu chứng mà nó gây ra. Chúng ta cũng chưa rõ những người đã tử vong có mức độ tổn thương thế nào đối với bệnh viêm phổi. Bởi cho tới nay, ít nhất 7 bệnh nhân tử vong là người cao tuổi có điều kiện sức khỏe không tốt từ trước.
Cho tới nay, thực tế là nhiều ca nhiễm đã xuất hiện ở một số nước, chỉ vài tuần sau khi phát hiện dịch ở Vũ Hán cho thấy chúng ta nên chuẩn bị ứng phó sớm. "Nguy cơ có thể không phát hiện ra người nhiễm virus ở vùng biên giới trước khi họ có dấu hiệu bị bệnh thì virus vẫn có thể lan sang người khác, gây mầm mống dịch bệnh", chuyên gia y tế Daszak cho biết.
Ngoài Vũ Hán (Trung Quốc), một vài điểm đến du lịch khác có nguy cơ lan truyền virus gồm có Bangkok (Thái Lan), Hong Kong, Tokyo (Nhật Bản) và Đài Loan.
Nguồn: [Link nguồn]
Việc 2 cha con đến Việt Nam từ TP Vũ Hán (Trung Quốc) bị nhiễm virus corona và đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện...